Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Tại sao nhạc xưa sống lâu, nhạc trẻ chết yểu?

09:00 | 06/12/2018

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Có một thực trạng là hiện nay, nhiều nhạc sĩ "đẻ" tác phẩm xoành xoạch, bán cho ca sĩ, lấy tiền xong, hết trách nhiệm. Lời bài hát chẳng trao chuốt, nội dung nhảm nhí, giai điệu lai tạp nhạc Hàn Quốc, Anh, Pháp... bài nào cũng giống bài nào, không phân biệt được và chẳng có gì ấn tượng...

Cách đây không lâu, trong một buổi họp báo ra mắt về giải thưởng âm nhạc, người viết bài có đặt câu hỏi tại sao nhạc trẻ thường đoản mệnh, trong khi nhạc xưa có bài tồn tại gần cả thế kỷ, vẫn có người tìm nghe? Một nhạc sĩ trẻ (chúng tôi xin không nêu tên) khá nổi tiếng trả lời, có vẻ rất mãn nguyện: "Hiện nay một bài nhạc có tuổi thọ khoảng 3 tháng là đạt yêu cầu rồi. Quan trọng là trong 3 tháng có nhiều người nghe, chứ không quan trọng tuổi thọ đài hay ngắn".

Câu trả lời của chàng nhạc sĩ trẻ, chuyên viết bài theo đơn đặt hàng của ca sĩ cũng là một mấu chốt cho thấy dòng nhạc sáng tác trong giai đoạn hiện nay đa số kiểu mì ăn liền. Nhạc sĩ "đẻ" tác phẩm xoành xoạch, bán cho ca sĩ, lấy tiền xong, hết trách nhiệm. Lời bài hát chẳng trao chuốt, nội dung nhảm nhí, giai điệu lai tạp nhạc Hàn Quốc, Anh, Pháp... bài nào cũng giống bài nào, không phân biệt được và chẳng có ấn tượng.

Một số ca sĩ bù vào phần lời "nhảm" của bài hát bằng phần nhìn, ra sức đầu tư vũ đạo, trang phục, kỹ thuật... chi phí có khi đội lên con số trăm triệu đồng, tỉ đồng. Bài hát may mắn nổi đình nổi đám, lượt xem MV trên Youtube cao là được. Ca sĩ chỉ chú trọng vào lượt view, chẳng màng là ca khúc mình hát tồn tại bao lâu, ai nhớ.

Chính vì quá chú trọng vào lượt view, ca sĩ hò hét fan click vào bài hát trên Youtube, đồng thời thuê người cài view ngày đêm. Đây là một việc làm phi lý và buồn cười, bởi có người click theo "ý nguyện" của ca sĩ nhưng chẳng buồn xem nội dung, nghe lời bài hát. Vậy số view có phản ánh được lượng khán giả thực sự yêu thích, thưởng thức tác phẩm âm nhạc không? Hay đó chỉ là con số dùng để trang trí cho "bảng xếp hạng" của MV?

tai sao nhac xua song lau nhac tre chet yeu
Ca sĩ Sơn Tùng MT-P

Ca sĩ Sơn Tùng, hiện đang được gọi là "ông hoàng Youtube". Mỗi lần chàng ca sĩ sinh năm 1994 gốc Thái Bình tung ra sản phẩm âm nhạc mới, lượt người xem MV tăng lên chóng mặt, hàng triệu view. Điều đáng bàn, những bài Sơn Tùng hát: Nắng ấm xa dần, Em của ngày hôm qua, Anh sai rồi, Không phải dạng vừa đâu... khán giả phải vất vả vểnh tai xem anh chàng này hát gì, cứ ngỡ như tiếng nước ngoài, kèm những lời "hú hớ... ơ ơ". Buồn cười hơn nữa, là các MV của anh chàng này trên Youtube đều có chạy dòng chữ Việt bên dưới, giống như phiên dịch các bộ phim nước ngoài. Lượt view cao, rầm rộ trong một thời gian ngắn, các ca khúc chìm vào quên lãng, chẳng ai còn nhớ đến, chẳng còn ai tìm nghe.

Có lần ngồi ở một quán cà phê, người viết bài này nghe Sơn Tùng hát một ca khúc, nhưng không tài nào hiểu mình đang nghe gì, quay sang một thanh niên trẻ đang lắc lư theo nhạc, hỏi xem... nghĩa lời bài hát. Anh chàng thanh niên cười: "Em chịu. Chủ yếu là nghe giai điệu, chẳng cần nghe lời làm gì đâu anh". Chính vì người nghe chỉ quan tâm giai điệu, chẳng buồn quan tâm lời, không hiểu nội dung ca khúc, mới dẫn đến nguyên nhân bài hát ít sống thọ.

Một bài hát muốn sống lâu với thời gian, điều cốt lõi đầu tiên là khán giả phải nhẩm hát được ca khúc ấy, thuộc lời một cách tự nhiên. Bởi ngoài ca sĩ hát ca khúc, khán giả cũng phải hát được thì ca khúc đó mới được lan truyền, lưu truyền. Còn đại đa số các bài hát được sáng tác hiện nay, lời còn nghe không rõ, nghĩa không hiểu, bố ai thuộc cho nổi. Nghe cho vui lúc đó, rồi quên ngay.

Nhạc xưa, có những bài tròn gần 1 thế kỷ, chẳng hạn như trường ca Hòn vọng phu của nhạc sĩ Lê Thương. Giai điệu hùng hồn, có lúc bi ai của người thiếu phụ chờ chồng thời chinh chiến đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Bài hát vẫn còn xuất hiện ở các chương trình ca nhạc lớn.

Nhạc xưa hay đã đành, người hát ca khúc cũng thường được nhạc sĩ chọn mặt gửi vàng. Chính vì lẽ đó, mà ca khúc càng có sức sông mãnh liệt, lan toả. Chẳng hạn như nhắc đến trường ca Hòn vọng phu của nhạc sĩ Lê Thương, khán giả nghĩ ngay đến danh ca Thái Thanh. Nhắc đến Nửa đêm ngoài phố của Trúc Phương, không thể không kể đến danh ca Thanh Thuý.

Một lần tôi ngồi trong cánh gà cùng ca sĩ Giao Linh. Bà chờ một ca sĩ khác hát xong ca khúc Em đến thăm anh một chiều mưa của nhạc sĩ Tô Vũ thì đến lượt trình diễn. Nghe nữ ca sĩ kia cất câu: "Em đến thăm anh một chiều mưa. Mưa dầm dề đường trơn ướt tiêu điều...", danh ca Giao Linh không kiềm được cảm xúc, vỗ tay thốt lên: "Các cụ ngày xưa viết nhạc không thể nào chê được. Tôi thích nhất hai từ "dầm dề", gợi cảnh chiều mưa buồn, ảm đạm. Người con gái đến thăm người yêu thật lãng mạn, ấm áp".

Cũng theo lời ca sĩ Giao Linh: "Thời của chúng tôi, mỗi khi nhạc sĩ sáng tác xong một bài, giao cho ca sĩ nào, thì ca sĩ đó phải tập luyện rất vất vả. Như bài Em về kẻo trời mưa của nhạc sĩ Ngân Giang, tôi hát mới hai mươi tuổi. Phải tập cùng ban nhạc, có nhạc sĩ hướng dẫn đúng phần hồn ca khúc trong suốt nhiều tháng ròng. Chính vì vậy, những ca sĩ Thanh Thuý, Thanh Tuyền, Hương Lan mới 15-16 tuổi đã có thể trình bày một ca khúc rất sâu sắc và giọng hát cùng ca khúc dễ dàng đi vào lòng khán giả. Khán giả thuộc nằm lòng lời bài hát, thấy chính mình trong từng ca khúc, có sự đồng cảm. Ai cũng có thể cất giọng vài câu. Chính vì thế ca khúc sống bền bỉ cùng thời gian, lưu truyền qua nhiều thế hệ".

Lê Ngọc Dương Cầm

tai sao nhac xua song lau nhac tre chet yeuNhạc trẻ: Dễ dãi và hỗn tạp
tai sao nhac xua song lau nhac tre chet yeuNhạc Việt đang đi vào một chu kỳ... không tốt?!
tai sao nhac xua song lau nhac tre chet yeuNhạc xưa sống mạnh là tất yếu!
tai sao nhac xua song lau nhac tre chet yeuNhạc trẻ - bao giờ hết nhảm?