Shopee, Lazada thống trị thương mại điện tử Đông Nam Á, TikTok Shop hụt hơi
Theo báo cáo của công ty tư vấn Momentum Works (Singapore) công bố mới đây, TikTok đã dần đạt được sự phổ biến trong mảng thương mại điện tử của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong cuộc chiến giành thị phần tại thị trường đang nóng lên này, TikTok vẫn được đánh giá là tụt hậu so với các đối thủ.
TikTok (thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance) đã ra mắt tính năng bán lẻ trực tuyến tên là TikTok Shop tại Đông Nam Á vào năm 2021.
Trong nghiên cứu do Momentum Works thực hiện, ước tính tổng giá trị hàng hóa bán ra (GMV) của TikTok Shop đã tăng gấp 7 lần.
Cụ thể, GMV của TikTok Shop đã tăng từ 600 triệu USD năm 2021 lên 4,4 tỷ USD vào năm ngoái. Đây là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số các doanh nghiệp thương mại điện tử như Shopee, Lazada và GoTo.
"ByteDance thực sự rất quyết tâm trong việc thúc đẩy lĩnh vực thương mại điện tử ở Đông Nam Á. Vẫn còn quá sớm để biết liệu họ có thực sự thành công trong tương lai hay không vì mọi người vẫn ưa chuộng các nền tảng thương mại điện tử khác hơn", Weihan Chen, Trưởng nhóm nghiên cứu chuyên sâu tại Momentum Works chia sẻ với tờ Nikkei Asia.
Nhân viên tại một nhà kho của Lazada (Ảnh: Reuters). |
Momentum Works đưa ra ước tính GMV dựa trên số liệu về đơn đặt hàng đã thanh toán trên các nền tảng cũng như phỏng vấn và phân tích số liệu.
Tuy bước tiến của TikTok vào lĩnh vực mua sắm trực tuyến đã bước đầu đạt kết quả nhưng dường như họ vẫn bị các đối thủ lớn hơn lấn át. GMV ước tính của Shopee đã tăng từ 42,5 tỷ USD năm 2021 lên 47,9 tỷ USD vào năm ngoái. Đây vẫn là công ty thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á, chiếm gần một nửa thị phần của khu vực.
Công ty tư vấn quản lý Bain & Co. dự đoán lượng người tiêu dùng kỹ thuật số ở Đông Nam Á sẽ tăng từ 370 triệu vào năm 2022 lên 402 triệu vào năm 2027.
Năm ngoái, tuy đứng ở vị trí thứ hai, sau Shopee nhưng Lazada là đơn vị duy nhất chứng kiến sự sụt giảm. GMV ước tính của công ty đã giảm từ 21 tỷ USD vào năm 2021 xuống còn 20,1 tỷ USD vào năm ngoái.
Trong khi đó, nền tảng Tokopedia (của GoTo) đứng ở vị trí thứ 3 với GMV ước tính tăng từ 15,5 tỷ USD lên 18,4 tỷ USD trong giai đoạn này.
Tuy lép vế về quy mô so với đối thủ tại Đông Nam Á nhưng TikTok Shop cũng có lợi thế nhất định. Sau khi ra mắt tại Indonesia, nền tảng này đã mở rộng sang Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Singapore và Philippines vào năm 2022.
Để thu hút người mua sắm trực tuyến, TikTok Shop đã tận dụng chức năng chia sẻ video phổ biến của mình. Ngoài ra, nền tảng cũng tung ra nhiều chương trình khuyến mại để thu hút khách hàng và người bán.
Ng Chew Wee, người đứng đầu bộ phận marketing và kinh doanh của TikTok Shop khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: "TikTok Shop là sự kết hợp giữa nội dung và thương mại. Bằng cách này, họ không chỉ cung cấp nội dung giải trí thú vị mà còn cho phép các doanh nghiệp địa phương khai thác hiệu quả".
"Bằng cách này, TikTok Shop không chỉ trao quyền cho các doanh nghiệp địa phương khai thác hiệu quả cơ sở đối tượng đang phát triển nhanh chóng của nền tảng để mang lại kết quả kinh doanh rõ ràng mà còn cung cấp nội dung thú vị và giải trí", bà nói thêm.
Theo Dân trí
Mua bán qua mạng: Khoảng cách từ lý thuyết đến thực tế |
Thăng trầm sàn thương mại điện tử giá rẻ: Câu chuyện của TEMU |
-
Kiến tạo không gian phát triển mới cho mua bán hàng hóa
-
Tin tức kinh tế ngày 23/9: Thu thuế thương mại điện tử tăng trưởng đột phá
-
Tin tức kinh tế ngày 15/8: Ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao kỷ lục
-
Phát triển thương mại điện tử: Cơ hội, động lực và thách thức
-
Shopee, TikTok Shop “chiếm lĩnh” thị trường bán lẻ online
-
Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
-
Chuyên gia thuế chỉ cách đo lường tác động áp 5% thuế GTGT đối với phân bón
-
Người nông dân có đủ cơ sở để hưởng lợi từ chính sách thuế GTGT phân bón 5%
-
Bị hoãn giao máy bay, Emirates “đàm phán nghiêm túc” với Boeing
-
Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là bao nhiêu?