Sẽ có khoảng 31 triệu người dân Việt Nam phải chịu cảnh lụt lội
Nguy cơ lụt lội tăng gấp 3 lần
Theo nghiên cứu của Climate Central công bố trên tạp chí Nature Communications (ngày 29/10), thủy triều cao có thể vĩnh viễn nhấn chìm diện tích đất có khoảng 150 triệu người cư trú, bao gồm 30 triệu người ở Trung Quốc. Cụ thể, đến năm 2050, mực nước biển dâng sẽ đẩy mức ngập lụt ven biển trung bình hằng năm tăng cao, gây ngập cho các khu vực hiện có tới 300 triệu người sinh sống.
Cảnh ngập lụt tại Houston - Hoa Kỳ. |
Những phát hiện này được dựa trên CoastalDEM, một mô hình độ cao kỹ thuật số mới được phát triển bởi Climate Central. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp học máy để sửa chữa các lỗi hệ thống trong dữ liệu độ cao chính hiện đang được sử dụng để đưa ra đánh giá quốc tế về rủi ro ngập lụt ven biển có tên gọi là Nhiệm vụ Địa hình Radar Tàu con thoi của NASA (SRTM). Các ước tính về số dân toàn cầu gặp rủi ro dựa trên dữ liệu từ CoastDEM cao gấp 3 lần so với các giá trị được tạo ra bằng cách sử dụng dữ liệu độ cao SRTM.
Nghiên cứu được công bố cũng như tóm tắt nghiên cứu từ Climate Central trình bày chi tiết các phát hiện của Climate Central từ việc đánh giá riêng rẽ đối với 135 quốc gia trên nhiều kịch bản khí hậu và qua các năm. Climate Central cũng đã sử dụng dữ liệu độ cao mới của mình để tạo ra những bản đồ tương tác, cho phép khám phá cấp địa phương của các khu vực bị đe dọa trên toàn thế giới.
Sáu quốc gia châu Á (Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan) là những nơi có rất đông người dân - tổng cộng khoảng 237 triệu người - sống ở những khu vực mà nếu không có các hoạt động phòng ngừa ngập lụt ven biển có thể sẽ phải hứng chịu các trận ngập lụt ven biển ít nhất là hàng năm vào năm 2050, nhiều hơn gấp bốn lần so với những ước tính dựa trên dữ liệu độ cao cũ.
Các nước châu Á chứng kiến sự gia tăng lớn nhất các khu vực bị đe dọa
Đánh giá dựa trên dữ liệu độ cao được cải tiến cho thấy ngay cả khi khí thải nhà kính được cắt giảm ở các mức vừa phải, các khu vực trong sáu quốc gia châu Á nơi có tới 237 triệu người sinh sống có thể phải đối mặt với các mối đe dọa ngập lụt hàng năm vào năm 2050 với số người bị ảnh hưởng nhiều hơn khoảng 183 triệu so với các đánh giá dựa trên dữ liệu độ cao phổ biến: Trung Quốc 93 triệu so với 29 triệu; Bangladesh 42 triệu so với 5 triệu; Ấn Độ 36 triệu so với 5 triệu; Việt Nam 31 triệu so với 9 triệu; Indonesia 23 triệu so với 5 triệu; Thái Lan 12 triệu so với 1 triệu.
Đến năm 2100, nếu những đánh giá này tính đến việc phát thải không được kiểm soát và nguy cơ băng tan sớm, thì tại sáu quốc gia đó*, những khu vực nơi có 250 triệu người hiện đang sinh sống sẽ bị chìm dưới mức thủy triều cao, con số này cao gần gấp năm lần so với các đánh giá dựa trên dữ liệu độ cao hiện có: Trung Quốc 87 triệu so với 26 triệu; Bangladesh 50 triệu so với 6 triệu; Ấn Độ 38 triệu so với 6 triệu; Việt Nam 35 triệu so với 13 triệu; Indonesia 27 triệu so với 6 triệu; Thái Lan 13 triệu so với 2 triệu.
“Những đánh giá này cho thấy tiềm năng của biến đổi khí hậu trong việc định hình lại các thành phố, nền kinh tế, bờ biển và toàn bộ các khu vực trên toàn cầu trong cuộc sống của chúng ta,” tiến sĩ Scott Kulp, một nhà khoa học cao cấp tại Climate Central và tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Tiến sĩ Scott Kulp nhấn mạnh: “Khi thuỷ triều tăng cao hơn nơi mà mọi người gọi là nhà, các quốc gia sẽ ngày càng phải đối mặt với những câu hỏi liệu rằng, tốn bao nhiêu và mất bao lâu để việc phòng chống ngập ven biển có thể bảo vệ họ.”
Một số nguy cơ dễ bị tổn thương được tiết lộ bởi nghiên cứu của Climate Central hiện nay đã thực sự tồn tại, ví như các công trình đê và các tuyến phòng chống ngập ven biển khác đã cho phép tới 110 triệu người sống trên đất liền nằm dưới mực nước thủy triều cao. Do thiếu dữ liệu nên nghiên cứu không tính đến tác động của việc phòng chống ngập hiện tại và tương lai.
Cách CoastDEM xác định hiểm họa
Bộ dữ liệu độ cao chính được sử dụng cho nghiên cứu ven biển toàn cầu, SRTM, đo độ cao của các bề mặt gần nhất với bầu trời, chẳng hạn như ngọn cây và mái nhà bất cứ khi nào chúng án ngữ trên mặt đất. Do đó, nó đo độ cao ven biển trung bình cao hơn hai mét (6 feet) và hơn bốn mét (13 feet) trong khu vực đô thị mật độ cao, cho thấy sự an toàn giả tạo trước nguy cơ ngập lụt và mực nước biển dâng. Trong khi đó, CoastalDEM giảm các lỗi này xuống khoảng trung bình mười centimet (4 inch).
Triều cường gây lụt lội tại TP Hồ Chí Minh ngày càng nhiều. |
Một số quốc gia đã thu thập và công bố dữ liệu độ cao chính xác hơn, thường dựa trên dữ liệu đo từ máy bay sử dụng phương pháp lidar; CoastalDEM đã được hiệu chuẩn và xác nhận bằng cách sử dụng chủ yếu các dữ liệu này.
“Đối với tất cả các nghiên cứu quan trọng đã thực hiện về dự báo biến đổi khí hậu và dự báo mực nước biển, thì đối với hầu hết các bờ biển trên toàn cầu, chúng ta đã không biết chiều cao của mặt đất dưới chân chúng ta”, Tiến sĩ Benjamin Strauss, nhà khoa học và CEO của Climate Central và đồng tác giả của nghiên cứu, phát biểu. “Dữ liệu của chúng tôi cải thiện bức tranh đó, nhưng vẫn rất cần các chính phủ và các công ty hàng không vũ trụ sản xuất và công bố các dữ liệu độ cao chính xác hơn. Cuộc sống và sinh kế phụ thuộc vào điều đó".
Các đánh giá dựa trên CoastDEM cho biết vào cuối thế kỷ này nếu không có các công trình phòng chống ngập thì những khu vực hiện là nơi sinh sống của 420 triệu người trên toàn thế giới có thể dễ bị tổn thương bởi các trận ngập lụt ven biển hàng năm, điều này vẫn diễn ra kể cả khi cắt giảm ở mức vừa phải lượng khí thải carbon.
Các ước tính tóm tắt ở đây có khả năng là bảo thủ bởi vì chúng dựa trên các dự báo mực nước biển tiêu chuẩn và giảm lượng khí thải carbon gần như phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris 2015, những mục tiêu mà các nỗ lực trên toàn thế giới cho đến nay vẫn chưa đi đúng hướng để đạt được.
Các ước tính dựa trên lượng khí thải không được kiểm soát và nguy cơ băng tan sớm dự báo rằng mực nước biển dâng cao có thể đe dọa khu vực có tới 630 triệu người hiện đang sinh sống - 340 triệu người trong số đó đang sống ở những khu vực được dự báo sẽ ngập dưới mức thủy triều cao vào năm 2100.
Tại Hoa Kỳ, Climate Central đã xuất bản bản đồ khu vực rủi ro chính xác hơn dựa trên dữ liệu độ cao thu từ phương pháp đo lidar. Cliemate Central chỉ rõ mức độ đe dọa lụt lội từ thủy triều phụ thuộc vào lượng khí thải carbon. |
Thành Công
-
TP HCM: Vẫn "loay hoay" tìm giải pháp chống ngập
-
Toàn cảnh dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng sau gần 4 năm tạm ngừng thi công
-
Thủy triều làm dầu bị tràn di chuyển từ Tobago vào biển Caribe
-
Hàng trăm thành phố ven biển đang đứng trước nguy cơ biến mất
-
Sóng "xé nát" kè bê tông, hàng trăm nhà dân bị đe dọa
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị