RWE thử nghiệm năng lượng mặt trời nổi
Công nghệ của SolarDuck có thể được triển khai trên biển. Ảnh minh họa: SolarDuck. |
Mô hình thí điểm được lắp đặt ở vùng biển ngoài khơi Ostend (Bỉ) có tên là Merganser, sẽ có công suất tối đa 0,5 megawatt. Trong một tuyên bố vào đầu tuần qua, RWE cho biết Merganser sẽ là thử nghiệm ngoài khơi đầu tiên của SolarDuck (Hà Lan-Na Uy).
Theo RWE, Merganser sẽ giúp cho cả tập đoàn này và SolarDuck “kinh nghiệm trực tiếp quan trọng tại một trong những môi trường ngoài khơi đầy thách thức nhất trên thế giới”.
Nghiên cứu thu thập được từ dự án sẽ cho phép thương mại hóa công nghệ nhanh hơn từ năm 2023, RWE nói thêm.
RWE mô tả hệ thống của SolarDuck dựa trên một thiết kế cho phép các tấm pin mặt trời “nổi” hàng mét trên mặt nước và cưỡi sóng “như một tấm thảm”.
Mục tiêu dài hạn của sự hợp tác là để công nghệ của SolarDuck được sử dụng trong một dự án lớn hơn tại trang trại điện gió ngoài khơi Hollandse Kust West mà RWE hiện đang đấu thầu.
Trong tuyên bố của mình, RWE cho biết việc “tích hợp năng lượng mặt trời nổi ngoài khơi vào một trang trại điện gió ngoài khơi” là “việc sử dụng hiệu quả hơn không gian đại dương để sản xuất năng lượng”.
Kết hợp gió và mặt trời không phải là ý tưởng duy nhất của RWE. Trang trại gió Hollandse Kust sẽ nằm ở Biển Bắc, cũng đang có kế hoạch triển khai một cuộc trình diễn công nghệ năng lượng mặt trời nổi. CrossWind, tập đoàn hợp tác với Hollandse Kust, là một liên doanh giữa Eneco và Shell.
Năng lượng mặt trời nổi đang là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của các ông lớn năng lượng châu Âu.
Đầu tháng 7/2022, EDP - công ty năng lượng Bồ Đào Nha cũng đã khánh thành “công viên năng lượng mặt trời nổi” 5 MW trên mặt nước của đập Alqueva, miền Nam nước này. Công viên được mô tả bao gồm gần 12.000 tấm quang điện và là dự án năng lượng mặt trời nổi “lớn nhất ở châu Âu trong một hồ chứa”.
Theo EDP, dự án sẽ cho phép kết hợp năng lượng mặt trời và năng lượng thủy điện từ đập Alqueva. Ngoài ra công ty còn có kế hoạch lắp đặt hệ thống lưu trữ pin.
Tất cả các dự án trên đều dựa vào ý tưởng “lai tạo”, theo đó các công nghệ và hệ thống năng lượng tái tạo khác nhau được kết hợp trên một địa điểm.
Giám đốc EDP phụ trách dự án năng lượng mặt trời nói rằng “đặt cược vào việc lai tạo, bằng cách kết hợp điện năng được sản xuất từ nước, mặt trời, gió và lưu trữ” đại diện cho một “con đường tăng trưởng hợp lý”.
EDP sẽ tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực lai tạo vì nó tối ưu hóa nguồn lực và cho phép công ty sản xuất năng lượng rẻ hơn.
-
[PetroTimesTV] Từ tuabin gió 20 năm tuổi đến ngôi nhà tí hon hiện đại
-
Giảm phát thải khí nhà kính - Giải pháp nào cho ngành phân bón
-
Bản tin Năng lượng xanh: Sự trở lại của Tổng thống Trump có thể làm chậm lại chứ không ngăn sự bùng nổ năng lượng sạch của Mỹ
-
Bài cuối: Những khuyến nghị quý giá để phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bài 4: Lựa chọn phát triển cảng điện gió ngoài khơi như thế nào?