Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên
Ảnh minh họa. |
Quy chế này quy định về tổ chức hoạt động và phối hợp của Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ để thực hiện mục tiêu định hướng phát triển nhanh và bền vững vùng Tây Nguyên. Quyết định nêu rõ phương thức điều phối của Hội đồng. Cụ thể:
Về lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, Quyết định quy định việc lập và tổ chức thực hiện các quy hoạch vùng, ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có liên quan trên địa bàn vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải được phối hợp để bảo đảm tính tích hợp, thống nhất và đồng bộ giữa các quy hoạch, trong đó các lĩnh vực chủ yếu cần phối hợp gồm: hệ thống giao thông kết nối; giáo dục và đào tạo; y tế; tài nguyên rừng, tài nguyên nước; bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý đất đai; môi trường; công nghiệp khai thác, chế biến; nông nghiệp hiệu quả cao.
Phối hợp trong quá trình lập các quy hoạch vùng, ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch liên quan khác trên địa bàn vùng Tây Nguyên phải được thực hiện theo pháp luật về quy hoạch và các quy định hiện hành bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và thứ bậc.
Phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch: Sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cơ quan, địa phương quản lý quy hoạch có trách nhiệm tổ chức công bố, công khai quy hoạch, xây dụng kế hoạch triển khai quy hoạch, triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế tham gia thực hiện. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện và có trách nhiệm phối hợp trong việc giám sát, kiểm tra thực hiện quy hoạch.
Về đầu tư phát triển: Trên cơ sở quy hoạch vùng và quy hoạch các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Hội đồng điều phối vùng chỉ đạo, phối hợp với các bộ, ngành và các tỉnh trong vùng tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, huy động nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trong vùng.
Các lĩnh vực phối hợp chủ yếu trong đầu tư phát triển gồm: xây dựng hệ thống giao thông liên kết vùng và giao thông công cộng, đường cao tốc, cảng hàng không; xây dựng tuyến đường sắt; xây dựng các đô thị và vùng đô thị; phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất; khu du lịch quốc gia; hệ thống cơ sở dữ liệu; phát triển hệ thống các trung tâm y tế chất lượng cao, trung tâm y tế vùng, trung tâm văn hóa, thể thao vùng.
Đối với các chương trình, dự án liên kết vùng đã có trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng thì các bộ, ngành liên quan, địa phương trong vùng có trách nhiệm phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Đối với các chương trình, dự án liên kết vùng chưa có trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng thì các bộ, ngành liên quan, địa phương trong vùng theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với cơ quan được giao chủ trì, thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch sau khi tham khảo ý kiến của Hội đồng điều phối vùng.
Về đào tạo và sử dụng lao động: Phối hợp trong việc đầu tư xây dựng phát triển các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo nhân lực cho các địa phương trong vùng.
Phối hợp trong điều tiết, sử dụng lao động, lao động từ khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Định hướng, hướng dẫn, phối hợp hỗ trợ giới thiệu việc làm, hợp tác bố trí lao động, xử lý tranh chấp lao động khi cần thiết.
Phối hợp trong việc xây dựng và bố trí nhà ở, các công trình thiết yếu cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; trong giải quyết các tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Về xây dụng các cơ chế, chính sách: Các bộ, ngành rà soát, nghiên cứu xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ, huy động vốn đầu tư để áp dụng cho vùng Tây Nguyên: Thực hiện cơ chế xây dụng dự toán ngân sách địa phương, kế hoạch đầu tư công công khai, minh bạch, phù hợp với nhu cầu phát triển của các tỉnh, thành phố giai đoạn tới; Xây dựng cơ chế ưu đãi hỗ trợ phát triển công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, công nghiệp chế biến nhôm và các sản phẩm từ nhôm; công nghiệp tái tạo (điện gió, điện mặt trời); phát triển ngành cơ khí phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông, lâm sản; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng chuyên canh; phát triển kinh tế lâm nghiệp; phục hồi, bảo vệ, phát triển rừng; hoạt động đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, bảo đảm an ninh nguồn nước.
Ngoài chính sách áp dụng chung cho toàn vùng Tây Nguyên, các địa phương quy định cụ thể chính sách cho phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương nhưng không trái với quy định hiện hành và các chính sách chung của toàn vùng. Khi có sự thay đổi cơ chế, chính sách, các bộ, ngành, các địa phương có trách nhiệm báo cáo Hội đồng điều phối vùng và thông báo tới các địa phương khác trong vùng để phối hợp thực hiện.
Trường hợp để giải quyết những yêu cầu cấp thiết vượt thẩm quyền và khả năng, các tỉnh trong vùng Tây Nguyên có thể thông qua Hội đồng điều phối vùng trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ xem xét, quyết định.
Giải quyết các vấn đề liên kết vùng: Hội đồng điều phối vùng phối hợp giữa các bộ, các tỉnh trong vùng Tây Nguyên giải quyết các vấn đề về liên kết vùng; theo dõi, đôn đốc giải quyết các vấn đề có tính chất liên ngành tại vùng. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong vùng chủ động giải quyết những vấn đề liên tỉnh thuộc thẩm quyền của các địa phương trong vùng Tây Nguyên.
Kế hoạch điều phối liên kết vùng: Hội đồng điều phối vùng xây dựng kế hoạch điều phối liên kết vùng hàng năm, lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức các hoạt động chung xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, truyền thông của vùng theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong vùng; thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển hiệp hội doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội nghề nghiệp liên minh, liên hiệp hợp tác xã của vùng Tây Nguyên.
Về cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin vùng: Các bộ, ngành liên quan và các tỉnh trong vùng có trách nhiệm cung cấp thông tin về các lĩnh vực, nội dung phối hợp cho Hội đồng điều phối vùng. Các nội dung thông tin cần cung cấp gồm: cơ chế chính sách đã ban hành, dự báo thị trường, các dự án liên kết vùng, sản phẩm ứng dụng khoa học công nghệ và tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.
Hộị đồng điều phối vùng chỉ đạo tăng cường chia sẻ thông tin giữa các địa phương trong vùng Tây Nguyên, giữa các địa phương với các bộ, ngành và Hội đồng điều phối vùng đảm bảo các vấn đề được xử lý kịp thời, chính xác.
Thanh Thùy
-
Cần có quy hoạch chung tại thành phố trực thuộc Trung ương
-
Cần cơ chế đủ mạnh khuyến khích các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp trong nước
-
Bài 2: Đồng bộ và tránh chồng chéo trong thực thi Luật Điện lực (sửa đổi)
-
Đà Nẵng đề xuất điều chỉnh quy hoạch Khu bến cảng Liên Chiểu
-
Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao tầm nhìn đến năm 2045
-
Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Bình Giã
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường
-
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí