Quan hệ quốc phòng Mỹ-Trung Quốc gia tăng căng thẳng
"Trung Quốc phản đối mạnh mẽ bất kỳ hình thức trao đổi chính thức nào giữa Mỹ và Đài Loan", Zhu Fenglian, người phát ngôn của Văn phòng Các vấn đề Đài Loan thuộc Quốc vụ viện tại Bắc Kinh, cho biết.
Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một tỉnh ly khai, trong khi Đài Bắc kiên quyết đòi độc lập từ năm 1949.
"Trung Quốc đại lục kêu gọi Đảng Tiến bộ Dân chủ, đang nắm quyền ở Đài Loan, chấm dứt nỗ lực đối đầu quân sự", nữ phát ngôn viên Trung Quốc nói.
Đài Loan hôm thứ Ba tuần này đã triển khai 4 chiếc F-16A đến Mỹ để thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện. Sau khi tiếp nhiên liệu trên không, các máy bay chiến đấu đã hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Hawaii, từ đó chúng bay đến Căn cứ Không quân Luke ở Arizona.
"Trung Quốc kêu gọi Mỹ tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc Một Trung Quốc và ba Thông cáo chung Trung-Mỹ, một cách thận trọng và phù hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến Đài Loan", Zhu Fenglian nói thêm.
Mỹ chính thức công nhận Trung Quốc vào năm 1979, và chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Bắc sang Bắc Kinh, công nhận chính sách Một Trung Quốc và do đó bao gồm Đài Loan là một phần của Trung Quốc đại lục.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian ngày 26/5 tuyên bố quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Johnnie Moore, ủy viên Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ, nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với một quan chức Trung Quốc vì cho rằng người này “dối trá và thông tin sai sự thật".
Ông Moore và gia đình sẽ bị cấm vào Trung Quốc đại lục cũng như các đặc khu hành chính Hong Kong và Macau, Zhao nói.
Người phát ngôn Trung Quốc kêu gọi Mỹ rút lại các lệnh trừng phạt và ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc về "cái gọi là các vấn đề tôn giáo ở Tân Cương".
Bắc Kinh đã nhiều lần từ chối nhận các cuộc điện thoại từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, người yêu cầu nói chuyện không phải với người đồng cấp Trung Quốc, Wei Fenghe, mà với một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Trung Quốc, vi phạm nguyên tắcc ngoại giao, The South China Morning Post đưa tin trích dẫn các nguồn tin quân sự.
Theo các nguồn tin này, yêu cầu của quan chức Mỹ đã gây ra hiểu lầm khi ông này tìm cách gặp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Xu Qiliang. Mặc dù Xu Qiliang và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, theo nghi thức ngoại giao, Wei Fenghe dự kiến sẽ là người đối thoại của người đứng đầu Lầu Năm Góc, theo báo cáo.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm thứ Ba tuần này rằng Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn sẵn sàng đối thoại với các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc. “Chúng tôi chắc chắn muốn có một cuộc đối thoại với các đối tác của chúng tôi ở Bắc Kinh”, Kirby nói.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc, tuy nhiên, từ chối giải thích chi tiết về vấn đề hoặc bình luận về các báo cáo của truyền thông Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đã gửi cho ông Austin một "tín hiệu thân thiện", nhưng quan chức Mỹ không bao giờ phản hồi và sau đó yêu cầu một cuộc trò chuyện với một quan chức khác của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, trong khi đó cũng bỏ qua nghi thức ngoại giao.
Nh.Thạch
AFP
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu
-
Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trong thời đại mới