Quan điểm giải quyết vấn đề phân định biển của Việt Nam (Phần II)
Cán bộ chiến sĩ Vùng CSB1 quyết tâm bảo vệ vùng biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.(Nguồn: TTXVN) |
Tiếp tục thành quả đạt được, trên cơ sở quán triệt chủ trương giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo thông qua thương lượng hòa bình, tránh đối đầu vũ trang, bảo đảm quá trình hợp tác phát triển, ổn định và hòa bình ở khu vực.
Việt Nam tiếp tục mở các cuộc đàm phán song phương, đa phương giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển, nhằm sớm ký các hiệp định phân định ranh giới biển giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan, đồng thời xây dựng các bản thỏa thuận thực hiện cam kết chung trên các vùng biển chồng lấn.
Giải quyết phân định biển với Campuchia
Vấn đề chồng lấn và tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và Campuchia là một vấn đề khá phức tạp, nhạy cảm bởi những yếu tố do lịch sử để lại. Ngày 07/7/1982 Chính phủ của hai nước sau quá trình đàm phán đã ký hiệp định thiết lập Vùng nước lịch sử chung và thỏa thuận sẽ thương lượng vào một thời gian thích hợp nhất để hoạch định đường biên giới trên biển.
Tháng 9/1991, hai bên đã có cuộc đàm phán cấp chuyên viên tại Phnom Penh và đưa ra văn bản thỏa thuận một số vấn đề liên quan đến quyền lợi chung của hai nước, như cần tôn trọng nội dung “Hiệp định vùng nước lịch sử” mà hai nước đã ký kết năm 1982. Trong khi chưa có đường biên giới trên biển, việc đánh bắt hải sản của ngư dân hai nước vẫn được duy trì theo tập quán cũ.
Đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bao gồm dầu khí, các mỏ khoáng sản, hai bên sẽ cùng nhau thỏa thuận trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lợi ích chung, hai bên sẽ cùng tiến hành công tác tuần tra, kiểm soát, bảo đảm an ninh trật tự trên biển. Ngoài vùng nước lịch sử, hai bên tạm thời có thể tiến hành thăm dò khai thác theo cách lấy đường trung tuyến giữa đảo Thổ Chủ của Việt Nam và đảo Poulo Wai của Campuchia làm cơ sở phân định.
Trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đã giải quyết một số vấn đề liên quan đến biển từ giải đoạn trước, trong tiến trình đổi mới, hai bên tiếp tục tiến hành các vòng đàm phán các cấp với mục đích từng bước tháo gỡ những bất đồng, tạo sự đồng thuận trong giải quyết vấn đề tranh chấp, khi Campuchia đã trở thành thành viên của UNCLOSnăm 2019.
Đoàn kiều bào giao lưu văn nghệ với các chiến sỹ Nhà giàn DK1. (Nguồn: TTXVN) |
Chủ trương đúng đắn, bảo vệ vững chắc lợi ích quốc gia
Việt Nam là quốc gia biển, biển đảo có vị trí chiến lược trọng yếu trên các phương diện quốc phòng, kinh tế, hợp tác quốc tế. Với diện tích vùng biển rộng, trải dài theo chiều dài của lục địa, bao gồm gần một triệu km2 vùng thềm lục địa, có hàng nghìn đảo lớn nhỏ phân bố khắp trên biển từ Bắc vào Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa Biển Đông. Vùng biển đảo Việt Nam được xem là địa bàn chiến lược trọng yếu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
An ninh chủ quyền biển đảo Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh chủ quyền đất nước đồng thời có tác động lớn đến quá trình phát triển của dân tộc cũng như của cả khu vực và thế giới. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc luôn được Đảng, Nhà nước và toàn thể dân tộc Việt Nam coi trọng và xem đó như là một nhiệm vụ chiến lược then chốt trong quá trình phát triển đi lên của đất nước.
Từ năm 1986 đến năm 2022, trong xu thế cả nhân loại hướng ra biển và đại dương, nhiều quốc gia ven biển đảo, quần đảo đã tập trung cho chính sách biển và coi đó như một yếu tố then chốt để tăng cường tiềm lực quốc gia, khẳng định vị thế của mình ở khu vực và trên trường quốc tế.
Vốn là vùng biển có vị trí quan trọng cả về địa chiến lược, địa chính trị, địa kinh tế và địa quân sự, Biển Đông luôn là địa bàn thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ đối các nước trong khu vực mà còn đối với nhiều cường quốc trên thế giới. Các nước lớn bên ngoài ngày càng can thiệp sâu vào khu vực Biển Đông và chính sự can thiệp này đang làm cho tình hình khu vực, nhất là tình hình tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán giữa các quốc gia xung quanh Biển Đông càng phức tạp thêm…
Tất cả các vấn đề nêu trên đã và đang có tác động rất lớn đến an ninh chủ quyền biển đảo của Việt Nam, đặt Việt Nam trước những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trở thành một nhiệm vụ mang tính cấp thiết hơn lúc nào hết đối với cả dân tộc Việt Nam.
Đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước, cũng như để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo trong tình hình mới, trên cơ sở nắm bắt chính xác thực tiễn tình hình đồng thời triệt để phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo Việt Nam đã đề ra chủ trương đúng đắn, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, lợi ích quốc gia dân tộc trên biển trước vô vàn khó khăn, thử thách, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng.
Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và những hiệp định phân định biển giữa Việt Nam với các nước |
Nhìn lại quá trình phân định biển giữa Việt Nam và Indonesia |
THƯỢNG TÁ, TS. NGUYỄN THANH MINH/Báo Quốc tế
-
Nhà đầu tư tích trữ vàng trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ
-
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo rủi ro gia tăng
-
Xuất khẩu của Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 2021
-
Nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới dự kiến sa thải 17.000 nhân viên
-
Ấn Độ trên hành trình trở thành gã khổng lồ về “vàng trắng”