Quá tải Bảo hiểm thất nghiệp
Theo ghi nhận của phóng viên tại các trung tâm đăng ký BHTN ở TP HCM lượng người đến đăng ký BHTN ngày càng tăng. Tại địa điểm đăng ký BHTN trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh), từ 9 giờ sáng, điểm gửi xe của trung tâm đã không còn chỗ, nhiều người phải gửi xe ở các khu vực lân cận. Mọi người chen chúc nhau đến làm thủ tục đăng ký BHTN. Các máy bấm số thứ tự ở trung tâm đều trong tình trạng quá tải nhiều người phải bỏ về vì không thể bấm được số.
Theo ông Trần Xuân Hải – Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm TP HCM, số người đăng ký BHTN tăng mạnh là do gần đây kinh tế khó khăn nhiều doanh nghiệp phá sản, thu hẹp sản xuất, giảm biên chế hoặc mức lương tại các doanh nghiệp không đủ cho người lao động chi trả cho cuộc sống nên họ xin nghỉ việc. Mỗi ngày, trung bình tại trung tâm giới thiệu việc làm TP HCM có khoảng 400 – 500 người đến đăng ký BHTN. Để giải quyết tình trạng quá tải ở trung tâm, vừa qua TP HCM đã mở thêm văn phòng đăng ký BHTN ở số 456 Trường Chinh, quận Tân Bình để phục vụ người lao động và sắp đến sẽ mở thêm một văn phòng mới ở quận 2. Hiện nay, TP HCM là địa phương có số người đăng ký hưởng trở cấp thất nghiệp cao nhất cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh thực tế khách quan do tác động của nền kinh tế thì góp phần vào việc làm tăng số người đăng ký BHTN là do nhiều người lao động lợi dụng “kẽ hở” của BHTN để nhận tiền bảo hiểm nhưng thực chất không bị thất nghiệp. Cụ thể, vừa qua Trung tâm giới thiệu việc làm TP HCM đã phát hiện 157 trường hợp nhận tiền BHTN nhưng lại không bị thất nghiệp trong vòng 15 ngày theo đúng quy định nên trung tâm đã quyết định truy thu đối với những trường hợp này.
Theo ông Nguyễn Đăng Tiến – Phó giám đốc BHXH : Rất khó xác định được người lao động đã tìm được việc hay chưa sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký bảo hiểm thất nghiệp bởi vẫn chưa có một cơ chế hay một công cụ nào có thể quản lý được. Có nhiều trường hợp người lao động xin nghỉ việc nhưng có việc làm ngay tại các doanh nghiệp nhỏ dưới 10 lao động. Mà theo quy định, doanh nghiệp dưới 10 lao động thì không phải đóng BHTN nên việc xác định họ có thực sự thất nghiệp hay không là rất khó. Nếu không quản lý được tình trạng trên thì nguy cơ thâm hụt hoặc vỡ quỹ BHTN là rất lớn. Để quản lý việc này thì phải có phần mềm để quản lý, theo dõi chung người lao động đến đăng ký làm việc tại tất cả các doanh nghiệp nhằm xác định được người lao động có việc làm hay chưa.
Mai Phương
-
Người lao động sẽ có thêm 2 chế độ bảo hiểm khi thất nghiệp?
-
Hà Nội công khai loạt doanh nghiệp bất động sản nợ bảo hiểm người lao động
-
Các quy định mới về bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/2
-
Hà Nội: 76.000 lao động mất việc nhận bảo hiểm thất nghiệp bằng 60% mức lương đóng
-
Có được rút BHXH một lần và bảo hiểm thất nghiệp cùng một lúc?
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo