Phó Tổng thống Philippines chỉ trích ông Duterte vì định phớt lờ phán quyết Biển Đông
Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo (Ảnh: AFP) |
Theo Reuters, bà Robredo, người cũng là lãnh đạo phe đối lập, ngày 12/9 đã mô tả phát biểu của ông Duterte là “cực kỳ vô trách nhiệm” khi bỏ ngỏ việc nhượng bộ Trung Quốc để tham gia hợp tác khai thác năng lượng chung trên vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Bà Robredo cho rằng việc Philippines tham gia vào bất cứ thỏa thuận nào đều không nên phải trả giá bằng việc làm mất đi quyền lợi của Manila tại Biển Đông.
Trước đó, trong cuộc gặp với báo chí ngày 10/9, Tổng thống Duterte đã kể lại lời hứa của ông Tập Cận Bình trong cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo hồi cuối tháng trước.
Cụ thể, ông Tập đã nói với ông Duterte rằng nếu Philippines bỏ qua phán quyết về Biển Đông, Trung Quốc sẽ đồng ý trở thành đối tác nhận phần nhỏ hơn khi 2 nước hợp tác trong lĩnh vực thăm dò dầu khí ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines trên Biển Đông, nơi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Trong cuộc gặp, ông Tập cũng tuyên bố rằng Bắc Kinh không công nhận phán quyết của tòa quốc tế và cũng không thay đổi lập trường.
Trả lời câu hỏi liệu thỏa thuận với ông Tập có bao gồm các khu vực trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines hay không, ông Duterte nói: "Vùng đặc quyền kinh tế là một phần của phán quyết trọng tài mà chúng tôi có thể bỏ qua vì hoạt động kinh tế".
Tháng 7/2016, tòa trọng tài quốc tế ở Hà Lan ra phán quyết về vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc liên quan tới tranh chấp Biển Đông. Tòa án bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc dựa trên cái gọi là “đường lưỡi bò” với hầu hết diện tích Biển Đông.
Theo luật Philippines, vị trí phó tổng thống được bầu cử riêng rẽ so với tổng thống và bà Robredo có quan điểm đối lập với ông Duterte về nhiều vấn đề, từ cuộc chiến ma túy gây tranh cãi hay vấn đề Biển Đông.
Bà Robredo nói rằng phát biểu ngày 10/9 của ông Duterte là “vô cùng thất vọng”. Bà nhấn mạnh hiến pháp Philippines cho phép mối quan hệ hợp tác với công ty nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này mà không cần bất cứ động thái nhượng bộ nào.
Kể từ khi lên nắm quyền năm 2016, ông Duterte đã đối mặt với làn sóng chỉ trích mạnh mẽ khi ông không hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết lịch sử, mà thay vào đó lại mềm mỏng với Bắc Kinh để nhận các ưu đãi về kinh tế.
Theo Dân trí
-
Hệ quả từ sự phát triển quá nóng của năng lượng mặt trời ở Trung Quốc
-
Trung Quốc củng cố an ninh năng lượng như thế nào?
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?
-
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn nhập khẩu dầu Iran?
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo