Pháp và EU tiếp tục bế tắc về Kế hoạch Năng lượng - Khí hậu
Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái và gắn kết lãnh thổ Pháp, Christophe Bechu, rời Dinh Tổng thống Elysée ở Paris, ngày 31/5/2024. Ảnh AFP - STEPHANE DE SAKUTIN |
Phiên bản đầu tiên đã được trình bày, nhưng văn bản phải được sửa đổi theo khuyến nghị từ Brussels. Trước tình thế bế tắc với châu Âu, trong phiên bản mới này, Paris vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình về năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân.
Pháp là một trong nhiều nước chậm trễ trong việc gửi Kế hoạch Năng lượng - Khí hậu Tích hợp Quốc gia (PNIEC). Mặt khác, ở phiên bản mới này, sau phiên bản đầu tiên được gửi vào tháng 12 và được sửa đổi dưới sự bảo trợ của Liên minh châu Âu, Paris vẫn chưa thể chạm đến tham vọng của mình về năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Pháp giữ nguyên mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị Ủy ban Châu Âu chỉ trích vào cuối năm ngoái, rằng Pháp chỉ nhắm mục tiêu 33% năng lượng tái tạo vào năm 2030, trong khi chỉ thị đặt mục tiêu là 44%.
Nhưng Paris bảo vệ một lý lẽ khác và tìm cách tránh câu hỏi về tỷ lệ phần trăm năng lượng tái tạo. Pháp có kế hoạch khử carbon cho 58% mức tiêu thụ năng lượng vào năm 2030. Bằng cách lập luận rằng mục tiêu theo đuổi vẫn là giảm phát thải khí nhà kính, do đó họ tập trung vào cái gọi là năng lượng không carbon, từ đó tích hợp năng lượng hạt nhân vào tính toán. Lưu ý rằng Pháp đã rơi vào tình trạng bế tắc với Brussels trong vài năm do không đạt được mục tiêu đặt ra vào năm 2009 là đưa 23% năng lượng tái tạo vào tổng mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng vào năm 2020.
Pháp đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt
Đối với mục tiêu năm 2020, Pháp “sẽ đạt được vào năm 2024 và thậm chí có thể vượt gần một điểm”, theo quan điểm của PNIEC. Tài liệu này nêu rõ: “Pháp có một trong những tổ hợp năng lượng và điện ít phát thải carbon nhất EU”. Vì lý do này, Chính phủ đã viết thư cho Ủy ban để biện minh cho việc từ chối mua “khối lượng sản xuất năng lượng tái tạo từ các quốc gia khác”, được chỉ thị quy định trong trường hợp không đạt được các mục tiêu. Do đó, Pháp có nguy cơ bị Ủy ban trừng phạt. Tuy nhiên, tận dụng sự trỗi dậy của năng lượng hạt nhân, Paris hy vọng có thể thu hút các quốc gia khác ủng hộ hành động của mình để thay thế các mục tiêu về năng lượng tái tạo bằng các mục tiêu giảm phát thải carbon.
Tuy nhiên, một số sửa đổi đã được thực hiện theo yêu cầu của Brussels, đặc biệt là các chi tiết về bể chứa carbon (đất, thực vật, đại dương,... hấp thụ carbon dioxide một cách tự nhiên). Về vấn đề này, các mục tiêu đến năm 2030 có thể sẽ không đạt được, mặc dù các dự báo vẫn chưa chắc chắn. Các biện pháp tái tạo rừng hiện tại cũng khó có thể mang lại nhiều đóng góp tích cực. Sẽ cần nhiều thời gian hơn để tính toán được hiệu quả của chúng.
Tuy nhiên, kế hoạch mà Chính phủ phải đệ trình lên Brussels trước ngày 30/6 vẫn chưa phải là kế hoạch cuối cùng. Vì vẫn còn 3 kế hoạch chiến lược cần được đưa ra để lấy ý kiến từ công chúng: Chương trình năng lượng nhiều năm (PPE), Chiến lược quốc gia về giảm phát thải carbon lần thứ ba (SNBC-3) và Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu lần thứ ba (PNACC-3). Nhưng hiện tại, lịch trình này đang bị tạm hoãn do các cuộc thương thảo chính trị sau bầu cử.
Anh Thư
AFP
-
Thăm dò dầu khí của Petronas ở Biển Đông: Những thách thức về địa chính trị và năng lượng
-
Ấn Độ tìm kiếm các nhà đầu tư dầu mỏ để nâng cao sản lượng
-
Nga đòi bồi thường hơn 1 tỷ đô la từ gã khổng lồ dầu mỏ Anh
-
Bộ Năng lượng Mỹ tài trợ cho các lò phản ứng hạt nhân nhỏ
-
Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc chạm đỉnh: Thị trường thế giới sẽ ra sao?