Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ông Phan Bội Trân và đam mê đóng tàu ngầm ở tuổi về già

14:42 | 25/09/2014

Theo dõi PetroTimes trên
|
Ông Phan Bội Trân chỉ chọn niềm đam mê nghiên cứu và đóng tàu ngầm ở tuổi về già. Ông mong muốn những công trình nghiên cứu của mình để lại sẽ giúp ích cho Quân đội nhân dân Việt Nam.

>> Chuyện người Việt Nam chuyển giao công nghệ tàu ngầm cho Libya

Một tiết lộ gây sốc!

Đầu tháng 8, thông tin về ông Phan Bội Trân chuẩn bị xuất khẩu tàu ngầm dân sự làm nóng dư luận. Vốn dĩ, tên ông được giới nghiên cứu trong và ngoài nước nhắc đến nhiều. Ông có một sở thích hơi “kỳ quái” là chỉ cặm cụi chế tạo và thử nghiệm các loại tàu ngầm do chính ông tự thiết kế và sản xuất.

Hẹn gặp ông ở những ngày trung tuần tháng 8, công việc bộn bề nhưng ông vẫn dành cho chúng tôi cuộc gặp gỡ và cùng trò chuyện một cách thú vị quanh sở thích của ông. Buổi tối cuối tuần hôm ấy, một người đàn ông ở tuổi lục tuần đeo đôi mắt kính trắng, dáng đi nhanh nhẹn ra mở cửa.

Ông Trân bên bảng thiết kế sơ bộ tàu ngầm Yết Kiêu 2.

Thoáng nhìn, chúng tôi đủ biết đó là ông Phan Bội Trân vì chất giọng thanh thoát, nhẹ nhàng và toát lên sự cần mẫn của con người chuyên vùi đầu vào công việc nghiên cứu. Ông dẫn chúng tôi vào xưởng nghiên cứu và chế tạo tàu ngầm để tiếp chuyện. Mở đầu câu chuyện, ông vào vấn đề một cách rất tự nhiên.

Ông kể, đầu tháng 8/2014, ông nhận được hợp đồng chế tạo 5 tàu ngầm giống nhau để xuất sang Malaysia phục vụ cho mục đích dân dụng và là phiên bản nghiệp dư. Những tàu ngầm này được chạy dưới nước để có thể quan sát san hô ở độ sâu khoảng 3 mét.

Người ngồi trên tàu trong bồn hình cầu tròn bằng thủy tinh, chụp lấy phần thân từ thắt lưng trở xuống. Ông Trân tự tin lô hàng được xuất đi, cơ quan kiểm định độc lập tại Malaysia sẽ duyệt chất lượng và sớm cho các tàu hoạt động. Đơn vị chủ đầu tư mua lô tàu trên để đưa vào trong khu vui chơi giải trí của một resort tại Malaysia.

Nối tiếp thành công, ông Trân nhận thêm một số hợp đồng sản xuất tàu ngầm dân dụng khác. Ông quan niệm: “Tôi chỉ buôn bán những tàu ngầm dân sự một phần lấy thêm kinh phí để nghiên cứu phục vụ sản xuất tàu ngầm quân sự trong nước và quảng bá công nghệ chế tạo tàu ngầm tại Việt Nam”. Yết Kiêu 1 là đứa con tinh thần và cũng là tàu ngầm để phục vụ mục đích quân sự, ông Trân quả quyết sẽ không mang đi bán.

Câu chuyện về người đàn ông đầu tiên chế tạo tàu ngầm cứ liền mạch không thể dứt. Thậm chí, cuộc chuyện trò tại nhà ông đã diễn ra cho đến quá nửa đêm. Căn phòng nghiên cứu của ông được thiết kế khá rộng. Bóng đèn ne-on chữ U tỏa sáng từng góc phòng, từng góc nghiên cứu để chế tạo những chi tiết máy móc.

Xưởng chế tạo luôn ở trình trạng đóng kín cửa và khó có thể phân biệt ngày lẫn đêm. Ông Trân tiếp nối mạch chuyện tàu ngầm không có người lái. Ông phân tích, về bản chất, tàu ngầm không người lái mang tính chất thời sự nhiều hơn. Giới nghiên cứu đã nghĩ đến các phương tiện không người lái ít gây nguy hiểm và thiệt hại về nhân mạng. Nhưng đối với tàu chạy ngầm ở dưới nước không thể dùng các thiết bị phát sóng để điều khiển.

Ông không phục vụ công việc nghiên cứu để chạy đua theo tính thời sự. Ông muốn sáng chế tàu ngầm là để đánh và đánh thắng các thế lực luôn lăm le xâm chiếm biển đảo Việt Nam. Sống ở nước ngoài rất lâu, thậm chí ông còn mang quốc tịch Pháp nhưng thâm tâm ông Trân luôn hướng về đất nước, về quê hương. Ông nghiên cứu tàu ngầm hay tổ hợp vũ khí cũng chỉ mong đóng góp một phần công sức hạn hẹp cho sức mạnh của quân đội Việt Nam.

Đột phá của ông trong nghiên cứu chế tạo tàu ngầm chính là 2 yếu tố đối nghịch với nhau nhưng có thể tồn tại song song với nhau. Một khi sự đối nghịch có thể tồn tại được sẽ cho ra kết quả mỹ mãn. Ở đây, ông Trân đúc kết, tổ hợp khí tài mà ông nói là rất hùng mạnh.

Thú vui nghiên cứu, đóng tàu ngầm ở tuổi về già

Ông đưa ra nguyên lý cơ bản về tàu ngầm. Nếu chiến tranh trên biển xảy ra, những vũ khí nổi trên biển ắt hẳn phải cần tàng hình để “che mắt” các vũ khí tấn công hủy diệt từ xa. Đối với tàu ngầm khi lặn không cần phải tàng hình.

Bản thân tàu ngầm được nước che chắn và nước là môi trường không để tia ra-đa xuyên qua được. Tàu ngầm ông Trân nghiên cứu được chế tạo bằng chất liệu composite nên càng trong suốt đối với tia ra-đa. Đặc tính của composite là chất liệu hỗn hợp được cấu tạo chủ yếu bởi polieste và sợi thủy tinh.

Tàu ngầm Yết Kiêu 1 đưa vào vận hành và chạy thử.

Đặt câu hỏi để ông Trân bật mí về hình dạng của tổ hợp trên, ông miêu tả: “Tổ hợp này sẽ gồm 1 tàu ngầm dài 6 thước có 3 người lái, 2 quả ngư lôi. Đột phá của tàu ngầm này có khả năng chạy ngầm với vận tốc 50 hải lý 1 giờ. Thiết bị lợi hại chính là 2 quả ngư lôi có khả năng đánh gãy những tàu khu trục lớn".

Yếu tố để xóa tan sự nghi ngờ về tính thực thi của tổ hợp vũ khí đánh tàu hạm đội nằm ở bộ phận thứ 3. Bộ phận này dùng để cung cấp hậu cần cho tàu ngầm dài 6 thước hoạt động cách căn cứ mẹ 1.000 km. Ông Trân không thể “bật mí” về bộ phận thứ 3 này vì nó là then chốt để dứt điểm mục tiêu.

Ông Trân trầm ngâm: “Đề án này có sự đột phá mang tính chất vượt bậc và có vẻ hoang tưởng nên tôi tự bỏ tiền ra làm và không xin tài trợ. Bản thân việc sản xuất tàu ngầm lạ, mang tính chất quá đột phá nghe sẽ rất khó thuyết phục”. Trong tất cả các loại tàu ngầm quân sự được ông sản xuất ra đều mang mục đích nghiên cứu là chủ yếu.

Ông không thể mang những tàu này đi bán ra nước ngoài để mưu cầu danh lợi vì ông đặt nặng tình cảm quê hương là trên hết. Ông sản xuất ra tàu ngầm với mong muốn phục vụ cho đất nước, cho Quân đội Việt Nam và cho công việc nghiên cứu quốc phòng. Những tàu ngầm ông sản xuất ra đều nhận được hoan nghênh về mặt tinh thần của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Trở lại với tàu ngầm Yết Kiêu 1, phiên bản chuyên nghiệp có thể lặn sâu được 45 mét. Ông bỏ công nghiên cứu và chế tạo tàu ngầm tại Việt Nam không phải để làm chơi. Ông Trân muốn minh chứng cho cả thế giới hiểu, người Việt Nam hoàn toàn có khả năng sản xuất tàu ngầm lặn được, nổi được, chạy ngầm được và chạy nổi được.

Ông khẳng định: “Tôi đã nói được là phải làm được!”. Ngay sau đó, năm 2010, tàu ngầm Yếu Kiêu 1 hoàn tất. Ông nhận được sự động viên, chúc mừng rất nhiều của giới khoa học trong và ngoài nước. Cuối tháng 12/2010, tàu ngầm Yết Kiêu được thử nghiệm tại hồ bơi của trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân TP HCM. Ông Trân đích thân chui vào trong khoang lái để vận hành tàu ngầm.

Ông điều khiển tàu mọi thao tác để tàu Yết Kiêu 1 có thể “phô diễn” trong bể bơi sâu gần 3 mét. Kết quả đúng như dự tính, tàu có thể lặn ở độ sâu của bể khoảng 2,6 mét. Phía bên trên, nhiều người theo dõi quá trình thử nghiệm tàu ngầm phải trầm trồ, thán phục. Nối tiếp thành công của tàu ngầm Yết Kiêu 1, ông Trân lại tiếp tục lên bản vẽ cho tàu ngầm Yết Kiêu ở phiên bản 2.

Lần này, ông chế tạo tàu có độ dài 6 mét, tức gấp đôi phiên bản 1 và 3 người cùng tham gia vận hành. Tàu ngầm Yết Kiêu 2 còn có thể lặn sâu ở độ sâu 70 mét trong điều kiện khắc nghiệt. Ông Trân nói quả quyết, hồ sơ tàu ngầm Yết Kiêu phiên bản 2 đang trong quá trình hoàn thiện những chi tiết nhỏ nhặt nhất.

Đặt thẳng câu hỏi về kinh phí để chế tạo tàu ngầm, ông nói thằng: “Tôi có thừa kế từ cha và đang đợi nguồn tiền về để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề án của mình. Khi nào nhận được, tôi sẽ tiếp tục chế tạo tàu ngầm. Tôi xem đây như là thú vui ở tuổi về già”.

Hưng Long