Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nước lên thuyền xuống?

16:29 | 12/10/2011

578 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nước lên thuyền lên là lẽ thường tình nhưng nước lên mà thuyền vẫn xuống là thực trạng tín dụng hiện nay khi ngân hàng (NH) lãi lớn, nhân viên thu nhập cao ngang giám đốc doanh nghiệp (DN).

Còn DN nếu không giải thể, đóng cửa, thì cũng sản xuất cầm chừng cháo loãng húp quanh. Giải mã hiện tượng này không khó khi nhìn vào lãi suất (LS) ngân hàng. Chênh lệch LS huy động và LS cho vay là đọc vở ngay vì hiện nay là 5-6%. Mức lợi nhuận biên này, theo các chuyên gia rõ ràng là không hợp lý trong khi nền kinh tế của Việt Nam nói chung còn chịu nhiều khó khăn và không ít DN thua lỗ. Tình trạng đáng báo động này được báo cáo trực tiếp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày.

Theo ông Vinh thì con số chính thức có 11.421 DN ngưng hoạt động, 5.803 DN giải thể và 31.477 DN đã dừng nộp thuế mặc dù chưa báo cáo chính thức giải thể.

Những con số này theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh là được rút ra từ khảo sát nghiêm túc của Bộ Kế hoạch Đầu tư trên toàn quốc. Khảo sát này cũng đã được điều tra chéo và mức độ chính xác rất cao. Theo khảo sát này thì con số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng gần 22% so với năm ngoái.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hơn một lần yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tập trung quản lý kiểm soát nợ xấu, nhất là đối với các ngân hàng cổ phần cho vay bất động sản, đồng thời có biện pháp kéo LS giảm dần phù hợp với lạm phát và kiểm soát chặt tỉ giá, không để xảy ra biến động lớn; tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp và các DN vừa và nhỏ…

Qua tháng đầu tiên kể từ khi NHNN quy định các NH phải áp dụng mức LS huy động đầu vào 14%/năm và từ ngày 1/10/2011, NHNN quy định LS huy động 6%/năm đối với kỳ hạn dưới 1 tháng cũng đã thể hiện rõ quyết tâm không để bất kỳ NH nào “xé rào” trần lãi suất. Tuy nhiên LS đầu ra dù đã được “chốt” ở mức 17-19% nhưng khó vay. Nhiều DN phải chấp nhận LS phổ biến 20-21%/năm, giảm 1-2%/năm so với trước đó. Có NH giải thích rằng họ đã lỡ huy động có LS cao 17-18%/năm. Điều này là ngụy biện vì không khó khăn gì khi bóc tách khoản này. Các chuyên gia cho rằng, chênh lệch giữa LS huy động và LS cho vay của các NH chỉ dao động trong mức 3-3,5% là hợp lý. Thống đốâc NHNN cần quyết liệt hơn để giảm LS cho vay xuống như đã công bố tình trạng này kéo dài chỉ làm cho các NH hưởng lợi, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, để tạo niềm tin cho người dân, NHNN có thể kiểm tra lại cấu trúc nguồn vốn huy động của các NH. Từ đó có thể công bố con số chung về tỉ lệ nguồn vốn huy động với LS đầu vào bao nhiêu? Sau đó NHNN nên công bố lộ trình thực hiện để kéo giảm LS cho vay từ nay đến cuối năm… Số liệu công bố báo cáo tổng nguồn vốn huy động với cơ cấu LS huy động từ hệ thống NH có thể thuyết minh được cho việc áp trần LS mà người gửi tiền chấp nhận được. Bản thân người đi vay có thể chấp nhận trả thêm LS cao trong 1-2 tháng tới nhưng chắc chắn họ phải biết nguồn vốn giá thấp sẽ được giải ngân gia tăng theo thời gian. Điều này sẽ tạo được niềm tin cho người dân và thể hiện được sự quyết tâm trong việc kéo giảm LS cho vay xuống thấp như đã công bố của Thống đốc NHNN.

Lãnh đạo các DN cũng cho rằng, mức chênh lệch LS lên đến 5-6% đã được duy trì nhiều tháng qua khiến LS cho vay cũng lên đến 23-24%/năm là quá sức chịu đựng của DN. Thật không công bằng khi nhiều DN đang bị thua lỗ nặng nề, lương công nhân chỉ đủ rau cháo qua ngày thì các NH lại hưởng lợi nhiều hơn bình thường. Thu nhập của nhân viên NH cao gấp 3-4 lần công nhân. Chấp nhận độ trễ của chính sách nhưng không thể để kéo dài tình trạng này.

Nghịch lý nước lên – NH ăn lên làm ra – trong khi thuyền xuống – DN khó khăn , vì vậy, không thể kéo dài mãi vượt qua độ trễ!

Bảo Dân

{lang: 'vi'}