Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Nông nghiệp “kiệt sức”!

07:00 | 28/05/2013

558 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dù được “tôn vinh” như là cứu cánh của nền kinh tế trong năm 2012 nhưng tình hình xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp những tháng đầu năm 2013 lại đang khiến giới chuyên gia hết sức lo ngại.

Ngành nông nghiệp cũng đang cần vốn để phát triển.

Chuyện buồn từ những con số "buồn"

Mặc dù đã lường trước những khó khăn, thách thức mà ngành nông nghiệp sẽ phải đối diện trong năm 2013 nhưng tình hình xuất khẩu nông sản 5 tháng đầu năm không khỏi khiến người ta thấy thất vọng, lo lằng. Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt hơn 10,7 tỉ USD, giảm 4,6% so với cùng kì năm trước. Trong đó, ngoại trừ lâm sản tăng 10,1%, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính và thủy sản lần lượt có mức giảm khá mạnh so với cùng kì là 13,1% và 5,6%.

Trong số này, so với cùng kì năm ngoái, xuất khẩu gạo giảm hơn 3% về khối lượng và gần 8% về giá trị. Mặt hàng cà phê cũng giảm khá mạnh với mức giảm hơn 23% về khối lượng và gần 22% về giá trị. Xuất khẩu cao su giảm 16,3% về khối lượng và giảm 26,8% về giá trị.

Như vậy, kể từ quý I/2013 đến nay, sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn theo chiều hướng đi xuống. Trong quý I, tốc độ tăng trưởng của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ đạt khoảng 2,24%, thấp nhất trong vòng 4 năm gần đây.

Trong một nghiên cứu của mình, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp đã chỉ ra rằng: Mặc dù đạt nhiều thành tích, song tăng trưởng của ngành nông nghiệp năm 2012 lại vẫn suy giảm so với năm 2011, chỉ tăng 2,72% so với mức tăng 4% của năm 2011. Tăng trưởng của các tiểu ngành như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đều chậm lại, trừ lâm nghiệp.

Còn trong lĩnh vực xuất khẩu, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ yếu dựa trên tăng khối lượng xuất khẩu, còn giá xuất khẩu các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, chè... đều giảm so với năm 2011, trừ hồ tiêu.

Trong một lần trả lời báo chí, TS Nguyễn Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã cảnh báo “mặt trái” thắng lợi của ngành nông nghiệp năm 2012. Ông Sơn cho rằng: Cung cách tăng trưởng theo chiều rộng kéo dài đã khiến ngành nông nghiệp “đẽo” vào tận gốc để tăng trưởng, nguy cơ ngành nông nghiệp kiệt quệ, nông dân kiệt sức là hiện hữu. Nếu nông nghiệp suy yếu, thì khó bề cứu được.

Về lâu dài, theo TS Nguyễn Kim Sơn, cần phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Hỗ trợ để trụ vững

Trước triển vọng không mấy sáng sủa của ngành nông nghiệp nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng năm 2013, hồi đầu tháng 5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Bộ trưởng Cao Đức Phát về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực. Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng: Nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc phát triển thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản với giá cả tốt là động lực để thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp.

Để thực hiện kế hoạch này, Bộ trưởng Cao Đức Phát giao Cục Chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối chủ trì tổng hợp nhu cầu về vay vốn tín dụng của các ngành hàng. Đồng thời kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống các ngân hàng thương mại đảm bảo nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, bao gồm cả việc xem xét cho doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ, có các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, thực hiện các hợp đồng cho vay mới phù hợp với lãi suất hiện tại để tiếp tục ổn định sản xuất, tiêu thụ nông sản, thủy sản hàng hóa cho nông dân.

Lương Thu Mai