Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Những người thích… 'đu dây'

07:11 | 07/07/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
Được xem là nghề mang tính chất rủi ro cao, nhưng hình như, đã và đang có rất nhiều người, không ngoại trừ nghệ sĩ lao đầu vào cái nghề nói ra tiền nhưng bất cứ lúc nào cũng phải hứng gạch đá của dư luận này như con thiêu thân…

Cứ như lời một MC (từng) nổi tiếng thế giới Larry King thì:  “MC là một diễn viên xiếc đi trên sợi dây cao vút. Nếu làm chủ được sự thăng bằng thì tới đích, không thì bạn sẽ rơi xuống vực”, thì MC quả là một nghề nguy hiểm, lắm rủi ro. Cầm micrô phát biểu giữa đám đông đã là một việc không đơn giản, huống hồ cầm micrô trên truyền hình để cho “bàn dân thiên hạ” khắp cả nước dõi theo, nghe ngóng, bình luận, phán xét. Thế nên, cái ranh giới “đúng” và “sai”, “một ly” và “một dặm” với những người dẫn chương trình truyền hình, đặc biệt là các chương trình truyền hình được truyền hình trực tiếp cũng mong manh chẳng khác câu chuyện “sợi tóc” với “ngàn cân”.

MC Thanh Bạch

Có ngàn cân như danh tiếng, hào quang, cộng thêm cát-xê nghe đâu cực kỳ hấp dẫn. Chưa kể, trong mắt dân chúng, nhất là những đại gia lắm tiền nhiều của, thì MC dù sao cũng là một nghề “sang”, có trí tuệ, được xã hội trọng vọng hơn là diễn viên, ca sĩ. So với ngàn cân, thì sợi tóc mỏng manh hơn nhiều, nhưng cũng “thừa mứa” hơn nhiều. Người ta có thể chấp nhận bất kỳ ai lên truyền hình nói vấp, nói ngọng, bối rối ậm à ậm ừ, nhưng không ai chấp nhận một MC đưa ra những câu hỏi lãng xẹt, những tung húng vô duyên, thiếu muối, những thì thì… là là của MC. Thậm chí, MC còn bắt buộc không được nói sai, nói lộn. MC kỳ cựu Thanh Bạch chỉ lỡ miệng đọc sai một câu rằng “cải lương là cái nôi của Nam Bộ…”, thế mà sau rất rất lâu, khán giả vẫn còn nhớ và… chê cười.

Thực tế thì, những sơ suất như vậy có thể xem là những sai sót vô cùng nhỏ trong nghề này. Và cũng ít khi xảy ra đối với những MC chuyên nghiệp. Cái gọi là sợi tóc để MC đu lên trên đó đi qua vực thẳm có lẽ là đáng sợ nhất là với những MC tay ngang. Hiền Thục buột mồm hỏi một câu cực kỳ ngớ ngẩn: “Hát hay như thế để làm gì nhỉ!” để nói về một giọng ca hàng sao. Dẫu rằng cô không phải là MC, cô chỉ là ca sĩ cầm micro nói dăm câu ba điều để dẫn dắt giới thiệu chương trình thôi, nhưng một câu nói hết hiểu đó cũng đủ để cơ hội xuất hiện của Hiền Thục trong vai trò này ít lại.

Những ca MC thảm họa của truyền hình Việt Nam dạng như thế có đếm cả ngày cũng không hết. Chỉ riêng chuyện nói gì nói như thế nào đã đủ để khán giả bia miệng ngàn đời. Nói chi đến hình dong, phong thái, cung cách. Nhiều nghệ sĩ lấn sân làm MC vì quen tay quen miệng nên lạm dụng việc diễn trò trên sân khấu. Họ quên mất dẫn và diễn là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Ngay cả MC được xem là tay ngang thành công nhất Quyền Linh (phía nam) hay Xuân Bắc (phía bắc) cũng không tránh khỏi “điều tiếng” này. “VietNam got talent” bị xem là một thất bại của “ông vua gameshow” là bằng chứng.

Ca sĩ Hiền Thục làm MC trong 1 chương trình

Điều đáng nói là, có nhiều bài học xương máu về nghề MC, cả MC là người nhà đài hay MC tay ngang, nhưng trên sóng truyền hình vẫn luôn và chưa  bao giờ thiếu những người thích đu dây qua vực. Họ xem MC như một cuộc dạo chơi, một con đường để tiếp cận với công chúng. Để tên tuổi luôn mới. Để được thừa nhận chân không chỉ dài mà óc cũng chẳng ngắn… Và kết quả là chúng ta có một dàn MC thừa đẹp thừa nổi tiếng nhưng thiếu sự chuyên nghiệp.

Một phần nguyên nhân chính là bởi bản thân họ chưa xem đây là một công việc “tay phải”. Trong khi MC là nghề ngoài tài năng thiên phú, ngoài cái duyên trời cho, còn đòi hỏi sự gắn bó, rèn luyện thường xuyên và liên tục. “Sai một ly, đi một dặm” - con đường khẳng định đẳng cấp trong nghề MC vốn không phải là chuyện đơn giản, nên nếu như bàng quan, thiếu trách nhiệm, cứ để mỗi một ly, đẩy bản thân lùi về sau một dặm, thì liệu bao lâu họ mới vượt qua được vực thẳm của nghề, tới bên kia bờ danh vọng một cách ngoạn mục và thành công?

Đu dây, nhiều người thích, bởi nó đem lại cho chính người đó cảm giác mới, lạ, độc. Nhưng xin đừng biến sóng truyền hình trở thành “phép thử” của những cánh tay trái yếu ớt và không chuyên.

Ha Ny