Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Những bước đi thận trọng cho kinh tế Việt Nam 2012

16:26 | 14/12/2011

366 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dự báo kinh tế thế giới năm 2012 sẽ tiếp tục còn nhiều diễn biến phức tạp, có nhiều yếu tố tác động xấu đến đà phục hồi và thậm chí không loại trừ khả năng kinh tế thế giới có thể rơi vào đợt suy thoái mới.

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2012 là 6,5%, cao hơn chút ít so với mức 6% dự kiến đạt được trong năm 2011.

Thâm hụt ngân sách và nợ công tăng quá mức đang là áp lực đối với các nước phát triển, như EU, Mỹ, Nhật Bản đe dọa sự ổn định của kinh tế thế giới. Tình hình này sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển của Việt nam. Với những tình hình và dự báo nêu trên, mục tiêu tổng quát năm 2012 là: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mức tăng trưởng hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; Bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Dự kiến cho năm 2012

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6 – 6,5%; Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 13%; Tỉ lệ nhập siêu khoảng 11-12% tổng kim ngạch xuất khẩu; Bội chi NSNN bằng 4,8% GDP; Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 33,5% GDP; Chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) dưới 10%; Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu người; Tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 4%; Tỉ lệ hộ nghèo giảm 2%, riêng 62 huyện nghèo giảm 4%…

Trong đó, Chính phủ tập trung vào triển khai 6 nhóm giải pháp chủ yếu là: Tiếp tục thực hiện nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc điều hành các chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ; Thực hiện từng bước việc tái cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh; Tăng cường và phát huy hiệu quả của công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế sâu rộng hơn và nâng cao hiệu quả hội nhập; Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và dự báo phát triển kinh tế – xã hội; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường công tác phòng chống tham nhũng; Tăng cường công tác thông tin.

Trong thời gian tới, Chính phủ tập trung tái cơ cấu kinh tế với 3 lĩnh vực quan trọng nhất là tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.

Ngọc Tuấn