Những biển hiệu vang bóng một thời trên phố cổ Hà Nội
Những biển hiệu vang bóng một thời (Video: Hữu Nghị).
Ngôi nhà 7A Hàng Nón (quận Hoàn Kiếm) có hai hàng chữ lớn ở mặt tiền "Tân Hưng". Ngôi nhà được xây khoảng năm 1945, khi đó gia đình có nghề làm mũ cứng rộng vành. Nhà cụ Tân Hưng được đánh giá là "tiểu tư sản" ở phố Hàng Nón.
Đến giai đoạn 1965, gia đình chuyển lên ở các tầng phía trên, thời kỳ này bắt đầu thịnh hành các loại mũ cối, nghề mũ của gia đình cũng ít dần rồi dừng hẳn.
Cách nhà "Tân Hưng" chỉ một đoạn phố ngắn là ngôi nhà 3 tầng có biển hiệu "Thuận Thịnh" ở 44 Hàng Nón được đắp nổi bằng xi măng.
Chữ Thuận Thịnh kéo dài khoảng 2,5m, cao 0,6m kéo dài gần hết chiều ngang ngôi nhà nhìn nổi bật. Người dân cho biết ngôi nhà được xây dựng cũng ngót trăm năm.
Tại 36 Hàng Đồng là ngôi nhà cổ còn khá nguyên dạng với thời điểm mới xây dựng. Mặt tiền được đắp nổi dòng chữ "Vĩnh Bảo" chuyên bán các loại đồ đồng gia dụng như nồi, niêu, chảo...
Chủ nhân ngôi nhà là bà Phùng Thị Hậu người làng Nôm (Văn Lâm, Hưng Yên). Dòng chữ "Vĩnh Bảo" được đắp nổi trên tường bằng xi măng.
Ngôi nhà hoành tráng nằm ngay góc phố Hàng Bông và Quán Sứ có biển hiệu được đắp nổi "Hiệu hớt tóc và nhà tắm Phạm Ngọc Phúc". Ông Phạm Ngọc Phúc là một trong những nhà tư sản đầu tiên của Hà Nội thời Pháp thuộc, cùng thời với doanh nhân Bạch Thái Bưởi.
Ông Phúc làm giàu từ nghề cắt tóc, "Tiệm hớt tóc và Nhà tắm Phạm Ngọc Phúc" chính là nơi áp dụng mô hình cắt tóc kết hợp tắm hơi công cộng đầu tiên của Việt Nam và đã nhanh chóng trở thành một thương hiệu cắt tóc nổi tiếng.
Một đặc điểm của các biển hiệu thời kỳ này đều được đắp nổi bằng xi măng, chiều cao của chữ khoảng 0,5m. Ảnh chụp một ngôi nhà cổ phố Hàng Than (quận Ba Đình) với dòng chữ "Kim Hưng" đắp nổi.
Ngôi nhà số 44 Hàng Gai có biển hiệu đắp nổi dòng chữ "VINH AN".
Ngôi nhà cổ phố Hàng Gia với dòng chữ lớn đắp nổi "MY-SON".
Biển hiệu "Đức Thành" của một ngôi nhà tại phố Hàng Bồ. Đặc biệt những tấm biển quảng cáo về in thiếp cưới được chủ nhà tự vẽ và thiết kế đã hàng chục năm nay và vẫn được giữ nguyên phong cách.
Theo Dân trí
Một kiểu chống đổ rác... bằng lời! |
Vẫn còn biển hiệu tiếng Trung ngay cửa ngõ Thủ đô |
Tràn lan biển hiệu quảng cáo bằng chữ nước ngoài |
Điện gió ngoài khơi: Bài toán kinh tế biển hiệu quả |
-
Nhiều hoạt động đặc sắc kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại phố cổ Hà Nội
-
Ba thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch ở Việt Nam
-
Những góc phố đẹp lạ trong mùa cây lá đỏ ở Hà Nội
-
Hà Nội tạm dừng hoạt động phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm trong dịp Tết Nguyên đán
-
"Tết Việt - Tết phố 2024" có gì đặc sắc?
-
Quy định mới về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
-
Thiết kế nội thất Nhà ga hành khách sân bay Long Thành thể hiện tính dân tộc, văn hóa, truyền thống
-
Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
-
[Video] Cảnh sát biển Việt Nam - Indonesia luyện tập chung trên biển
-
Nhiều khoảng trống pháp lý trong quản lý thuốc lá điện tử và nung nóng