Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 31/1/2023
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký nghị định về thủ tục thực hiện sắc lệnh Tổng thống liên quan áp giá trần dầu mỏ. Ảnh minh họa: Reuters |
Nga cấm giao hàng theo hợp đồng áp giá trần dầu mỏ của phương Tây
Ngày 30/1, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký nghị định về thủ tục thực hiện sắc lệnh Tổng thống liên quan áp giá trần dầu mỏ, theo đó cấm giao hàng đối với các hợp đồng mua bán có hạn chế về giá đối với sản phẩm này.
Theo đó, Bộ Năng lượng và Bộ Tài chính Nga phải phê duyệt thủ tục giám sát giá dầu xuất khẩu của nước này trước ngày 1/3 tới. Các công ty xuất khẩu dầu mỏ theo yêu cầu hằng tháng phải cung cấp thông tin về hợp đồng và giá bán, cũng như thông tin để xác minh rằng giá dầu không tuân theo cơ chế ấn định giá đối với người mua sau cùng. Ngoài ra, cơ quan hải quan phải ngăn việc vận chuyển dầu thô khỏi Nga nếu nhận thấy các cơ chế như vậy được áp dụng.
Theo kế hoạch của các đồng minh châu Âu, kể từ ngày 5/2, sẽ áp dụng 2 mức trần đối với các sản phẩm dầu của Nga, một cho các sản phẩm được giao dịch ở mức cao hơn so với dầu thô, như dầu diesel hoặc dầu khí, và một cho các sản phẩm được giao dịch ở mức chiết khấu như dầu thô.
Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu mua các loại dầu hiếm Bắc Cực của Nga
Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), kể từ tháng 2/2022, lượng dầu mà Ấn Độ nhập khẩu từ Nga đã tăng hơn 36 lần - từ 30.000 thùng/ngày lên 1,08 triệu thùng/ngày - và thậm chí vượt Trung Quốc (830.000 thùng/ngày).
Công ty cung cấp thông tin giao dịch hàng hóa trên biển S&P Global Commodities at Sea, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 68% xuất khẩu dầu thô của Nga. Các nhà phân tích cho biết hai “gã khổng lồ” châu Á đã tiêu thụ hầu hết các thùng dầu Nga dành cho châu Âu.
Bước nhảy vọt chính trong nhập khẩu của châu Á diễn ra vào quý II/2022. Lượng dầu mỏ mà Trung Quốc và Ấn Độ nhập khẩu từ Nga đã tăng thêm 11 triệu tấn so với quý đầu tiên. Điều này đã mang thêm 9 tỷ USD cho Nga.
Bỉ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm vận của EU đối với sản phẩm dầu Nga
Liên đoàn ngành dầu mỏ Bỉ (Energia) nhận định lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với các sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Nga, bao gồm cả dầu diesel, sẽ không ảnh hưởng đến vấn đề cung cấp nhiên liệu ở Bỉ trong bối cảnh lệnh cấm này sẽ có hiệu lực từ ngày 5/2.
Energia cho rằng nguyên nhân khiến thị trường nhiên liệu của nước này không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm trên là do các nhà máy lọc dầu của nước này sản xuất nhiều hơn 50% dầu diesel so với mức tiêu thụ, với sản lượng 14,6 triệu tấn so với mức tiêu thụ trong nước là 9,4 triệu tấn vào năm 2021.
Ngoài ra, kể từ khi EU công bố lệnh cấm vận, các công ty dầu mỏ của Bỉ đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm đa dạng hóa nguồn cung về mặt địa lý nhằm thay thế dầu mỏ và dầu diesel nhập khẩu từ Nga bằng các sản phẩm từ các khu vực khác trên thế giới. Energia cho biết thị phần dầu diesel của Nga đã giảm ở châu Âu từ 45% xuống 25% trong những tháng gần đây.
Tổng thống Nga bàn về ổn định thị trường dầu với Thái tử Ả Rập Xê-út
Điện Kremlin cho biết, trong cuộc điện đàm, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về “các vấn đề phát triển hợp tác song phương trong các lĩnh vực chính trị, thương mại, kinh tế và năng lượng”. ai nhà lãnh đạo cũng đã nói về “sự hợp tác trong khuôn khổ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) để đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu mỏ thế giới".
Ả Rập Xê-út từng từ chối tăng sản lượng dầu sau cuộc gặp giữa Thái tử Mohammed và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Thay vào đó, OPEC+ vào tháng 10/2022 đồng ý cắt giảm sản lượng hai triệu thùng mỗi ngày, một động thái được cho là nhằm giữ giá ổn định vì lợi ích của các nhà sản xuất.
Với việc Moskva và Riyadh đều quan tâm đến duy trì lợi nhuận xăng dầu, mức giá trần với dầu mỏ Nga được cho là mối đe dọa tiềm ẩn đối với doanh thu. Các thành viên OPEC cũng lo lắng rằng biện pháp này có thể trở thành “mức trần giá toàn cầu” trong tương lai.
Xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu qua Ukraine giảm xuống mức thấp kỷ lục
Lượng khí đốt mà Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) qua Ukraine trong 30 ngày đầu tháng 1 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 951,4 triệu m3.
Tập đoàn năng lượng của Nga đã chuyển khoảng 41-43 triệu m3 khí đốt qua Ukraine mỗi ngày trong nửa cuối năm 2022. Tuy nhiên, từ ngày 5/1 vừa qua, lượng khí đốt mà Gazprom chuyển sang EU qua Ukraine bắt đầu giảm mạnh, với chỉ 24,4 triệu m3 được vận chuyển hằng ngày tính tới ngày 19/1.
Châu Âu vốn là thị trường chính của Tập đoàn Gazprom nhưng nguồn cung từ Nga đã giảm mạnh do các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Nga liên quan vấn đề Ukraine. Trong khi đó, các nước châu Âu đã nỗ lực lấp đầy các cơ sở dự trữ khí đốt và phát động chiến dịch khuyến khích người tiêu dùng tiết kiệm năng lượng trong mùa Đông. Tính đến ngày 2/1, mức dự trữ của châu Âu đạt 83% công suất, làm giảm nhu cầu mua thêm khí đốt vào thời điểm hiện tại.
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 29/1/2023 |
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 30/1/2023 |
T.H (t/h)
-
[PetroTimesTV] Điểm sự kiện Năng lượng - Dầu khí nổi bật tuần qua, từ ngày 3 - 20/10/2024
-
Đường ống Matterhorn Express tác động gì đến lưu vực Permian và thị trường năng lượng?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 29/7 - 3/8
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 2/8: Thị trường không bị ảnh hưởng bởi tình hình Trung Đông
-
Trung Quốc và bài toán chuyển dịch năng lượng (Kỳ VII)
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên