Nhiều nước Đông Nam Á cắt giảm trợ cấp nhiên liệu nói lên điều gì?
Giá cả nhiên liệu tăng có rủi ro gây ra phản ứng dữ dội về chính trị và lạm phát. Ảnh Reuters |
Áp lực ngân sách đang buộc các chính phủ trên khắp Đông Nam Á phải suy nghĩ lại về việc trợ giá nhiên liệu, có nguy cơ gặp phải phản ứng chính trị và cú sốc lạm phát mới đối với nền kinh tế.
Thái Lan và Malaysia đã để giá dầu diesel tăng trong những tuần qua nhằm giảm bớt gánh nặng cho tài chính công khi giá dầu thô toàn cầu tăng. Ngay cả Indonesia cũng đang xem xét hợp lý hóa trợ cấp nhiên liệu để giải phóng tiền cho các chương trình kích thích kinh tế mới. Hầu hết các biện pháp này đều vấp phải sự phản đối của người dân vì lo ngại điều này có thể đẩy giá các nhu yếu phẩm tăng cao, từ vận chuyển đến thực phẩm.
Mặc dù lạm phát vẫn là rủi ro lớn nhất đối với các nền kinh tế này khi họ đang dần rời xa dầu diesel, xăng và khí đốt giá rẻ, nhưng động thái này cũng có thể gây ra tổn thất chính trị. Sự bất mãn của công chúng sẽ thử thách khả năng của các nhà hoạch định chính sách trong việc theo đuổi kế hoạch cắt giảm trợ cấp nhiên liệu rộng rãi để bảo vệ xếp hạng đầu tư.
Tỉ lệ tín nhiệm dành cho Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đang sụt giảm, và lạm phát bùng phát ở nước này cũng làm suy yếu khả năng cắt giảm lãi suất mà ông đã gây áp lực lên ngân hàng trung ương từ lâu.
Các tài xế xe tải Thái Lan đang lên kế hoạch biểu tình để yêu cầu chính phủ đưa mức trần giá dầu diesel trở lại mức 30 baht (0,82 USD) mỗi lít. Ở Malaysia, ngay cả các nhà lập pháp thuộc liên minh cầm quyền cũng chỉ trích những cải cách trợ cấp nhiên liệu, vì cho rằng sự điều chỉnh này buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa.
Tuy nhiên, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã ca ngợi những lợi ích kinh tế của việc thận trọng về mặt tài chính. Ông trích dẫn việc tái khẳng định điểm tín dụng quốc gia của Malaysia bởi S&P Global và Fitch Ratings như một minh chứng cho việc chính phủ nước này đang quản lý nền kinh tế tốt như thế nào - chìa khóa để thu hút các nhà đầu tư.
Những lợi ích tài chính tiềm năng cũng rất lớn. Theo báo cáo của Bank of America, Malaysia là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất trong số các nước láng giềng vì trợ cấp nhiên liệu chiếm 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2023, tương đương 35 tỷ RM (7,4 tỷ USD).
Khoản tiết kiệm hàng năm có thể rất lớn khi chính phủ nhắm tới loại xăng RON95 được sử dụng rộng rãi nhất vào cuối năm nay. Điều đó sẽ rất quan trọng khi Malaysia đang nỗ lực ổn định tình hình tài chính, nhằm mục đích giảm thâm hụt ngân sách từ 5% GDP năm ngoái xuống còn 3% vào năm 2026-2028.
Kết quả là giá năng lượng tăng cao có thể khiến Ngân hàng Negara của Malaysia giữ nguyên lập trường khi xem xét các chính sách tiền tệ vào tuần tới.
Trong khi đó, khoản nợ trị giá 110 tỷ baht trong quỹ dầu mỏ nhà nước Thái Lan đã thúc đẩy chính phủ phải dần dần nâng giới hạn giá dầu diesel.
Krystal Tan, một nhà kinh tế học tại Tập đoàn Ngân hàng Australia & New Zealand cho biết: “Với việc Quỹ Nhiên liệu Dầu đang phải đối mặt với căng thẳng và doanh thu ngân sách giảm so với mục tiêu từ đầu năm đến nay, thật khó để loại trừ khả năng điều chỉnh tăng giá dầu diesel sau khi mức trần 33 baht/lít hiện tại kết thúc vào ngày 31/7”.
Nỗi đau lạm phát
Chắc chắn sẽ có sự sụt giảm về giá, đặc biệt là khi chi phí năng lượng luôn biến động. Giá dầu cao hơn 10% so với đầu năm nay do việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ tiếp tục hạn chế nguồn cung toàn cầu. Mặc dù các khoản trợ cấp hoặc mức giá trần có thể bảo vệ người tiêu dùng khỏi gánh nặng chi phí nhiên liệu, nhưng những biện pháp này thường di chuyển cùng với giá dầu thô.
Nhà kinh tế Han Teng Chua của DBS Bank cho biết, do giá dầu diesel cao hơn ở Thái Lan trùng với thời điểm du lịch phục hồi và chương trình hỗ trợ tiền mặt của chính phủ, lạm phát toàn phần có thể tăng lên 0,9% trong cả năm 2024 từ mức -0,1% trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 5.
Ông Chua nói, điều đó có thể cản trợ Ngân hàng Thái Lan nới lỏng tiền tệ và giữ lãi suất chính sách ở mức 2,5% trong thời gian còn lại của năm.
Đối với Malaysia, HSBC Holdings ước tính lạm phát toàn phần ở mức 2,7% trong năm 2024 và 3% vào năm tới so với mức chỉ 1,8% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5. Họ đã hủy bỏ dự báo cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào đầu năm 2025, thay vào đó là tạm dừng việc giảm lãi suất kéo dài hoặc thậm chí có khả năng tăng lãi suất cao hơn.
Chuyên gia kinh tế Yun Liu của HSBC cho biết: “Chúng tôi tin rằng nhiều rủi ro tăng giá có thể sẽ xảy ra vào năm 2025 khi trợ cấp nhiên liệu RON95 bắt đầu, đồng thời với việc lương công chức tăng 13% kể từ tháng 12 này”.
Trong khi sự thận trọng về tài chính là chìa khóa cho sức khỏe kinh tế, thì việc cắt giảm trợ cấp, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, lại đè nặng lên các hộ gia đình vốn đã cảm thấy khó khăn.
Ngư dân Malaysia Fairuz Ahmad, 47 tuổi, lo lắng về khoản chi phí mặc dù đã nhận được trợ cấp dầu diesel khi ra khơi: “Liệu chi phí của những thứ khác như lưới đánh cá, dịch vụ ô tô và các mặt hàng thực phẩm cơ bản có tăng, do việc cắt giảm trợ cấp dầu diesel hay không?”
Hãng hàng không lớn nhất châu Âu áp dụng phụ phí để trang trải chi phí nhiên liệu sạch |
Cấm dầu nhiên liệu nặng để sử dụng LNG ở Bắc Cực |
Shell đình chỉ dự án khổng lồ vì mục tiêu môi trường |
Nh.Thạch
AFP
-
Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ tác động lớn đến ngành năng lượng tái tạo
-
Exxon bán nhà máy lọc dầu của Pháp cho liên doanh do Trafigura đứng đầu
-
CNOOC công bố sản lượng dầu khí kỷ lục
-
Phân tích và dự báo nhu cầu khí đốt Ấn Độ từ nay đến năm 2040
-
Chứng minh việc thắt chặt lệnh trừng phạt dầu mỏ của Nga sẽ đe dọa nền kinh tế toàn cầu