Nhật Bản dự định đóng cửa 100 nhà máy nhiệt điện than cũ
Một nhà máy nhiệt điện ở Nhật Bản |
Ngày 3/7, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Hiroshi Kajiyama cho biết ông đã yêu cầu các ban ngành đưa ra các đề xuất nhằm “đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than không hiệu quả và biến năng lượng tái tạo thành nguồn điện chính”. Trong đó các ý kiến đang được xem xét là thắt chặt các quy định nhằm đảm bảo rằng các nhà máy nhiệt điện than cũ ngừng hoạt động muộn nhất là vào năm 2030.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Kajiyama từ chối đưa ra một mục tiêu đáng kể. Trước đó, ngày 2/7, tờ nhật báo Yomiuri Shimbun cho biết chính phủ có kế hoạch từ nay đến năm 2030 đóng cửa 100 trong 114 nhà máy điện nhiệt than được xây dựng nửa đầu thập niên 1990. Tổng cộng có 140 nhà máy điện nhiệt than đang hoạt động tại Nhật Bản, cung cấp gần 1/3 điện năng của đất nước và việc xây dựng 10 nhà máy mới đang đươc triển khai.
Than là nguồn sản xuất điện lớn thứ 2 tại Nhật Bản, đứng sau khí đốt tự nhiên (được nhập khẩu dưới dạng LNG), cung cấp 38% điện năng của đất nước. Hiện nay, năng lượng tái tạo chiếm khoảng 17% hỗn hợp điện của Nhật Bản và năng lượng hạt nhân là 9%.
Sự phụ thuộc của đất nước vào nhiên liệu hóa thạch đã tăng vọt sau vụ tai nạn Fukushima năm 2011, dẫn đến việc đóng cửa tạm thời toàn bộ nhà máy điện hạt nhân để xem lại các tiêu chuẩn an toàn.
Cường quốc kinh tế lớn thứ 3 thế giới này thường xuyên bị cáo buộc về việc không giảm đủ lượng khí thải CO2 trong khuôn khổ của cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu.
Từ năm 2015, Nhật bản đã đặt mục tiêu đưa tỷ lệ năng lượng “xanh” trong hỗn hợp năng lượng của đất nước lên 22-24% vào năm 2030. Nhật Bản cũng có kế hoạch khôi phục đáng kể tỷ lệ năng lượng hạt nhân, lên 20-22% (so với 25% trước thảm hoạ Fukushima).
Tokyo cũng thường xuyên bị các nước khác chỉ trích vì đã hỗ trợ tài chính cho các dự án nhà máy nhiệt điện than ở Đông Nam Á. Ngày 3/7, ông Kajiyama cho biết các cuộc thảo luận về các quy tắc hạn chế về việc việc tài trợ này “đã bước vào giai đoạn cuối cùng”.
Nh.Thạch
AFP
- Phát triển điện gió một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam
- Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo tại Hà Nội
- Đắk Lắk chấp thuận việc khảo sát, lập dự án điện mặt trời trên hồ Ea Súp Hạ
- Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời mái nhà có tốn kém?
- 45 hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí
-
Bài 2: Cần xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bài 1: Việt Nam có thể trở thành trung tâm chuỗi cung ứng cho điện gió ngoài khơi tại châu Á - Thái Bình Dương
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Emirates sử dụng 37% năng lượng sạch để vận hành trung tâm kỹ thuật
-
Tạo cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi