Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Lưu ý về dự án cao tốc Bắc-Nam:

"Nhà đầu tư Trung Quốc luôn không thiện chí làm dự án chất lượng"

06:49 | 07/08/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
"Nhà đầu tư Trung Quốc có lịch sử luôn không có thiện chí làm các dự án chất lượng ở Việt Nam, không có dự án mang thương hiệu mà họ chỉ nghĩ lợi ích riêng. Chuyện làm ăn không thể biện minh bằng những lời nói hoa mỹ mà phải thực tế, sòng phẳng", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận xét và lưu ý cho việc đấu thầu dự án cao tốc Bắc-Nam.

Xung quanh vấn đề đang được dư luận quan tâm là hàng loạt doanh nghiệp Trung Quốc tham gia vòng sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư 8 dự án PPP dự án đường cao tốc Bắc Nam, chuyên gia Phạm Chi Lan đã có buổi trò chuyện với phóng viên Dân Trí về các nội dung liên quan.

Dân Trí xin trích đăng nội dung cuộc trao đổi ngắn với bà Phạm Chi Lan để rộng đường dư luận về vấn đề nói trên.

Thưa bà, hiện nhà đầu tư Trung Quốc tham gia vòng sơ tuyển với 30/60 bộ hồ sơ, có 8/8 dự án thành phần của tuyến cao tốc, đáng nói, trong mỗi dự án từ 2 -5 doanh nghiệp nước này lọt vòng sơ loại hoặc liên danh với 1 công ty khác, như vậy, bà có cho rằng khả năng cao doanh nghiệp Trung Quốc sẽ thắng ở các dự án cao tốc bắc Nam?

- Theo tôi, ở đây chúng ta cần làm minh bạch rõ cho xã hội biết: Các nhà đầu tư lọt vào vòng sơ tuyển đã thỏa mãn yêu cầu gì? thực lực của họ đến đâu? Những nhà đầu tư bị trượt, bị loại (nếu có) nguyên nhân do đâu, cần minh bạch ra để dư luận người dân giám sát.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu Thủ tướng, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Tôi nói điều này sở dĩ, trước đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Nhật từng nói chỉ có doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm dự án cao tốc Bắc Nam, đủ tiêu chuẩn tham gia sơ tuyển đấu thầu dự án cao tốc Bắc Nam.

Như vậy ban đầu tư tưởng đã đóng đinh như vậy, gây nhiều nghi ngại. Đối chiếu với thực tế doanh nghiệp Trung Quốc tham gia nhiều như vậy, nếu không làm rõ, người dân sẽ nghi ngờ rằng có tiếp tay cho nhà đầu tư Trung Quốc vào dự án.

Nhiều doanh nghiệp Việt tham gia sơ tuyển nhưng lo sợ bị gạt ra ngoài bằng cách này hay cách khác. Chính vì thế, tôi cho rằng minh bạch các nhà đầu tư vòng sơ tuyển là yêu cầu hàng đầu.

Trong số 60 hồ sơ tham gia, hiện có 15 hồ sơ của 29 doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, chỉ một vài doanh nghiệp lớn, còn lại hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, thậm chí không tên tuổi, điều này dấy lên lo ngại họ liên danh với doanh nghiệp Trung Quốc để lọt vào thầu, bà có lo ngại tình trạng này?

- Thầu quốc tế thì không tránh được, doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đông đảo là quyền họ. Còn cho vào hay không là quyền của Việt Nam, chứ không phải nhiều doanh nghiệp của họ sơ tuyển thì phải cho một số tham gia. Không được có chuyện đó!

Ngay vòng này, Bộ GTVT, Hội đồng thẩm định phải làm chắc, không thể cả nể.

Đối với các doanh nghiệp Việt, chúng ta hoan nghênh họ liên danh với doanh nghiệp khác, nhưng riêng liên danh với doanh nghiệp Trung Quốc phải giám sát thật kỹ xem tham gia với tư cách như nào hay là mượn tên, mượn đường để doanh nghiệp Trung Quốc vào. Thủ đoạn này còn nguy hiểm hơn.

Trong tháng 8/2019, chúng ta sẽ phê duyệt danh sách nhà đầu tư, sẽ có 5 nhà đầu tư để vào vòng tuyển chọn thứ 2, với trùng điệp doanh nghiệp Trung Quốc, nhiều khả năng doanh nghiệp Trung sẽ giành hợp đồng thầu? Chúng ta sẽ phải cư xử thế nào về chính sách vĩ mô?

- Ngay từ lần chấm thầu lần này phải làm rất rõ về tiêu chí thời gian, chất lượng, vốn đầu tư. Chẳng nhẽ Bộ GTVT, Hội đồng thẩm định không bằng các doanh nghiệp làm ăn, nơi mà họ làm việc với nhau rất rõ ràng, có thưởng, có xử theo quy định, lỗi của ai người ấy chịu.

Ví dụ như Nhật Bản trước đây làm đường Võ Chí Công nối cầu Nhật Tân, chính quyền Hà Nội không giải phóng mặt bằng kịp, họ đề nghị xử phạt vì khiến họ chậm tiến độ dự án.

Ở đây chúng ta phải làm rõ, Nhà nước rứt khoát không bỏ thêm đồng vốn nào nếu đội vốn và doanh nghiệp phải tự chịu. Dự án Cát Linh - Hà Đông là bài toán quá tồi tệ, không thể chấp nhận được của ngành giao thông và là bài học xương máu nhắc nhở mãi.

Theo tôi, chỉ cần nhờ chuyên gia về giám sát hợp đồng họ xem qua sẽ thấy nơi đâu là kẽ hở là ra ngay.

Thời gian qua, nhà đầu tư, liên danh, tổng thầu EPC Trung Quốc đã để lại nhiều dự án tai tiếng ở Việt Nam như 12 đại dự án thua lỗ ngành phân bón, xăng sinh học, điện, rồi bài học của đường sắt Cát Linh - Hà Đông... Bà thấy gì về bản chất đầu tư của vốn đầu tư Trung Quốc với Việt Nam?

- Có hai mặt, nhà đầu tư Trung Quốc làm dự án ở nước họ thì có những công trình hạ tầng giao thông rất tốt, chính vì thế nên tốc độ phát triển đất nước của họ khá nhanh. Ở các nước khác, nơi có thể chế nghiêm minh, minh bạch, thì nhà đầu tư Trung Quốc cũng cạnh tranh được.

Tuy nhiên, càng các nước đang phát triển, chính sách chưa hoàn thiện, bộ máy quản lý yếu kém thì nhà đầu tư Trung Quốc càng tỏ rõ bản chất nhờn, lách luật.

Tại những nước này, họ không đưa những nhà thầu, doanh nghiệp thành công sang mà chủ yếu đưa nhà thầu kém chất lượng, hay nói cách khác là thời gian qua họ chỉ đưa doanh nghiệp nhỏ kiểu "đang học việc" để "thực tập" tại Việt Nam. Vì vậy, hầu hết chất lượng các dự án đều rất tệ.

Không chỉ đường sắt Cát Linh - Hà Đông, 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ đồng mà ngay cả các dự án nhiệt điện than, có biết bao vấn đề, trạm biến thế vừa hết bảo hành thì hỏng... hay cam kết môi trường dự án thì không có. Dự án Formosa của Đài Loan nhưng công ty Trung Quốc là thầu chính đã bỏ qua yếu tố môi trường, gây phương hại cả một vùng biển quốc gia.

Nhà đầu tư Trung Quốc có lịch sử luôn không có thiện chí làm các dự án chất lượng ở Việt Nam, không có dự án mang thương hiệu mà họ chỉ nghĩ lợi ích riêng. Chuyện làm ăn không thể biện minh bằng những lời nói hoa mỹ mà phải thực tế, sòng phẳng.

Về Việt Nam, ngay cả những dự án biết mười mươi không đảm bảo hiệu quả kinh tế, nhưng vẫn làm lấy được để có tăng trưởng, vì đó là tiền Nhà nước, nếu đội vốn đã có Nhà nước thanh toán!

Nói về yếu tố nước ngoài trong dự án hạ tầng Việt thì người ta nhắc đến nhiều Nhật Bản, gần đây là Pháp, Hàn Quốc. Tuy nhiên, tại dự án cao tốc Bắc Nam không thấy doanh nghiệp Nhật dự sơ tuyển, chỉ có một vài doanh nghiệp Hàn Quốc, Pháp... phải chăng dự án không hấp dẫn hay vấn đề ở đâu?

- Doanh nghiệp Nhật tôi biết là họ khá cẩn thận, trước khi họ quyết định đầu tư, tham gia dự án nào đó phải mất khá nhiều thời gian, thậm chí cả năm trời để tìm hiểu, đánh giá.

Tôi thấy 8 dự án trên đưa ra thầu quốc tế khá gấp gáp từ tháng 4/2019 đưa ra phương án 13 dự án cao tốc Bắc Nam với 3 dự án đầu tư công, 8 dự án đầu tư PPP, rồi mời gọi sơ tuyển nhà đầu tư... đến tháng 8/2019 đã đóng sổ. Như vậy chỉ ít tháng thì làm sao để các doanh nghiệp quốc tế, trong nước kịp làm hồ sơ, nghiên cứu được.

Đáng lẽ từ cuối năm 2017, khi Quốc hội thông dự án phải đưa ra đầu bài cho các doanh nghiệp rồi. Ở các dự án hạ tầng, doanh nghiệp Nhật họ đến tận nơi xem địa hình ra sao, khả năng vận chuyển hàng hóa, khách thế nào để thu hồi vốn, thậm chí còn xét yếu tố như phân bố dân cư, bài toán thiên tai mưa lũ... để ứng dụng công nghệ ra sao họ mới chắc chắn tham gia.

Các nhà đầu tư lớn như Mỹ, EU, Nhật làm các dự án lớn quen kiểu làm việc bài bản, có thời gian biểu rõ ràng. Cách chúng ta làm không bài bản thì họ không tin, không tham gia.

Hiện trong Luật đấu thầu có quy định, những dự án quan trọng, có yếu tố an ninh quốc phòng sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định. Có khá nhiều doanh nghiệp Việt tham gia vòng sơ tuyển như VEC, Đèo Cả, FECON, Cottecons, Sơn Hải.. họ có năng lực lớn, chúng ta có nên ưu tiên cơ chế chỉ định thầu cho họ hay không?

- Nếu có tiêu chí rõ về công nghệ, chất lượng, thời gian hoàn thành để mọi doanh nghiệp phải đáp ứng như nhau thì dù nhà đầu tư nước nào bỏ tiền đầu tư thì cuối cùng đi trên con đường đó người dân Việt Nam cũng vẫn phải trả tiền. Nếu các doanh nghiệp đủ năng lực, chỉ định thầu cũng phù hợp.

Doanh nghiệp Việt làm họ không chỉ tạo ra một con đường đơn thuần mà còn giúp tạo công ăn việc làm cho người Việt, giúp doanh nghiệp Việt lớn dần, hun đúc thêm kinh nghiệm.

Còn nếu chúng ta không tin vào năng lực doanh nghiệp Việt thì không còn nước nào tin được cả, cần phải tin chính mình.

Doanh nghiệp Việt đóng thuế, làm ăn lâu dài ở Việt Nam, điều này khác hoàn toàn với nhà thầu nước ngoài chỉ làm dự án xong rồi khăn áo ra đi, nếu tốt đẹp thì để lại con đường, còn không để lại bài học xương máu.

Chúng ta có quyền chính đáng, nói về an ninh quốc phòng hiện Trung Quốc đang quấy nhiễu ở biển Đông, Việt Nam có quyền không chấp nhận cho họ đi vào sân sau. Quyền lợi kinh tế, gắn liền với chính trị, an ninh, đây là quyền và lợi ích quốc gia.

Tôi khẳng định lại một lần nữa, Việt Nam không ký bất kỳ thỏa thuận mở cửa về đầu tư tại các dự án đầu tư công, mua sắm Chính phủ nào với các nước khác. Chính vì vậy chúng ta không phải mở cửa đầu tư cho những nhà đầu tư nước ngoài không xứng đáng.

Hiện Việt Nam mới chỉ mở cửa đầu tư công, mua sắm công với các nền kinh tế EU trong Hiệp định thương mại tự do đa phương thế hệ mới Việt Nam - EU (EVFTA), và Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ châu Á Thái Bình Dương (CPTPP), tuy nhiên, hiệp định cũng bảo lưu một số dự án đầu tư công, mua sắm Chính phủ không mở cửa đối với nước ngoài vì an ninh quốc phòng, chiến lược phát triển.

Trân trọng cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!

Theo Dân trí

Vốn Trung Quốc “đổ bộ”, nhà thầu Trung Quốc áp đảo vòng sơ tuyển cao tốc Bắc Nam
Né "thương chiến", vốn Trung Quốc đang đổ bộ ngành lắp ráp Việt Nam
Doanh nghiệp trong nước lo 'bị loại từ sơ tuyển' khi dự thầu cao tốc Bắc Nam
Vốn Trung Quốc vào Việt Nam: Chuyên gia cũng phát “sợ” vì nghe đồn!
Nước ngoài dễ thao túng, độc quyền suốt vòng đời đường sắt cao tốc Bắc Nam
Bộ Kế hoạch: Nguy cơ nhiều doanh nghiệp Việt bị Trung Quốc thâu tóm, thôn tính
Vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam tăng vọt: "Cần hết sức bình tĩnh để tránh khủng hoảng"
Làm cao tốc Bắc -Nam: "Dùng vốn Trung Quốc thì phải chọn thêm rủi ro"
Vay vốn Trung Quốc phải sống chung với "tham nhũng vặt" và sự dối trá