Nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ-Trung Quốc đang tăng lên
Theo báo cáo thường niên về năng lực quốc phòng của Trung Quốc mà Bộ Quốc Phòng Mỹ công bố ngày 3/11/2021, Bắc Kinh đã phát triển kho vũ khí hạt nhân nhanh hơn nhiều so với dự kiến và đã có khả năng phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân từ đất liền, trên biển và trên không.
Cũng trong báo cáo, Lầu Năm Góc nhận định việc thúc đẩy phát triển sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc có thể sẽ giúp nước này từ nay đến năm 2027 có tới 700 đầu đạn hạt nhân và có nhiều khả năng là Bắc Kinh đang tìm cách đến năm 2030 sẽ sở hữu được ít nhất 1.000 đầu đạn hạt nhân, cao hơn so với nhịp độ và số lượng ước tính vào năm 2020.
Tuy nhiên, theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockolm (SIPRI), ngay cả khi có 1.000 đầu đạn hạt nhân, kho vũ khí nguyên tử của Trung Quốc vẫn còn thua xa các nước Mỹ (5.550 đầu đạn) và Nga (6.255) - hai nước hiện giờ chiếm tới 90% vũ khí hạt nhân của toàn thế giới. Về phản ứng của Bắc Kinh, trong cuộc họp báo hôm 5/11, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, Vương Văn Bân, tố cáo Washington đang tìm cách "phóng đại" mối đe dọa từ Trung Quốc.
Theo nhà nghiên cứu François Heisbourg, một trong những lý do chính khiến căng thẳng tăng cao là Trung Quốc tiến nhanh hơn và đối đầu về ý thức hệ, kinh tế, công nghệ, chính trị với Mỹ. Thông qua chiến tranh mạng, xung đột trở nên thường nhật, từ hòa có thể trực tiếp biến thành chiến.
Thời trước, chưa nổ súng thì chưa có chiến tranh, và răn đe hạt nhân tuân theo các quy luật có thể ngăn cản chiến tranh nổ ra giữa hai khối, hai siêu cường. Ngày nay thì không như thế. Về nguyên tử, việc triển khai các loại vũ khí mới khiến tính răn đe giảm đi. Cuối cùng là sự thiếu vắng trật tự thế giới, nên không còn quy định luật chơi, và khi không có luật chơi thì rủi ro xảy ra bất đồng càng lớn. Đó là ba yếu tố đã có từ trước đại dịch, nhưng dịch bệnh đã làm trầm trọng thêm.
Khí hậu cũng là vấn đề lớn trong quan hệ giữa các cường quốc. Theo Le Monde, mối đe dọa về khí hậu thay vì là điều cho phép các đại cường xích lại gần nhau, thì dường như đang trở thành đầu mối của việc gia tăng các bất đồng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vắng mặt tại thượng đỉnh Glasgow.
Trung Quốc và Hoa Kỳ căng thẳng trong hàng loạt mặt trận. Chính quyền Tổng thống Biden muốn coi khí hậu là một trong những lĩnh vực hiếm hoi mà hai bên có thể hợp tác. Tuy nhiên, Bắc Kinh gần như thẳng thừng từ chối quan điểm này. Bài phân tích của Le Monde kết luận: Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cần đến sự sưởi ấm trong quan hệ Mỹ - Trung. Trên thực tế, quan hệ Mỹ - Trung rất khó sưởi ấm. Cũng theo Le Monde, Mỹ - Trung đang đi đến cuộc Chiến tranh Lạnh 2.0.
Quan hệ quốc phòng Mỹ-Trung Quốc gia tăng căng thẳng |
Đằng sau việc Mỹ liệt 7 công ty thiết kế và sản xuất siêu máy tính Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ |
“Cuộc đấu” tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc |
Nh.Thạch
AFP
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
-
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tỉnh Quảng Trị có tiềm năng phát triển thành trung tâm năng lượng tái tạo
-
Luật Điện lực (sửa đổi) phải là “trụ đỡ” pháp lý vững chắc để năng lượng mới, năng lượng tái tạo phát triển đúng kỳ vọng
-
[Chùm ảnh] Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị