Nguồn cung khí đốt của Châu Âu thắt chặt khi Na Uy bắt đầu bảo trì mỏ
Iran bổ nhiệm Bộ trưởng Dầu mỏ mới |
Goldman Sachs: Giá khí đốt tự nhiên Châu Âu sẽ ổn định |
Ảnh Oilprice |
Bloomberg đưa tin, bất kỳ sự gia hạn thời gian bảo trì nào không theo kế hoạch cũng sẽ gây mất cân bằng trên thị trường khí đốt ở châu lục này và dẫn đến giá tăng.
“Châu Âu đang gặp khó khăn”, Florence Schmit, một chiến lược gia năng lượng châu Âu tại Rabobank, nói với hãng tin này. “Bất kỳ sự sai lệch nào đối với mùa bảo dưỡng theo kế hoạch đều có thể gây ra những biến động đáng kể về khả năng cung cấp khí đốt và giá thị trường, đặc biệt là trong năm nay”.
Na Uy cung cấp khoảng 30% khí đốt tự nhiên của châu Âu, trở thành nhà cung cấp lớn nhất sau khi hầu hết các dòng khí đốt của Nga dừng lại. Hiện tại, có nguy cơ các dòng khí đốt còn lại đi qua Ukraine sẽ bị đình chỉ sau khi Ukraine xâm nhập vào lãnh thổ Nga, điều này sẽ thắt chặt nguồn cung hơn nữa.
Bloomberg chỉ ra rằng việc kéo dài mùa bảo dưỡng mỏ khí đốt của Na Uy sẽ không phải là điều bất thường do tính phức tạp của công việc liên quan đến các hoạt động đó. Bloomberg giải thích rằng "Công tác sửa chữa liên quan đến việc cân bằng cẩn thận áp suất đường ống, trong khi tính phức tạp của các cơ sở và môi trường khắc nghiệt của Biển Bắc có nghĩa là không có gì bất thường khi phát sinh thêm công việc".
Một Giám đốc điều hành cấp cao của công ty điều hành đường ống dẫn khí đốt Gassco của Na Uy nói với Bloomberg: "Bạn sẽ luôn thấy có sự thay đổi so với kế hoạch; một việc gì đó dù mất nhiều hay ít thời gian hơn thì đều ảnh hưởng đến phần còn lại của công việc".
Đầu tháng này, Giám đốc chiến lược hàng hóa của Saxo Bank, Ole Hansen, lưu ý lượng khí đốt dự trữ của Liên minh châu Âu đã đạt 86,7% và tốc độ nạp chậm lại do mùa bảo dưỡng của Na Uy sẽ không thực sự ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng. EU có mục tiêu dự trữ khí đốt đạt 90% trước khi mùa đông bắt đầu.
Tuy nhiên, ông Hansen đã cho biết thêm: “Bất kỳ sự gián đoạn lớn nào trong những tháng tới sẽ làm tăng nhu cầu về nguồn cung thay thế, chủ yếu thông qua LNG, đẩy giá lên cao khi châu Âu cạnh tranh với châu Á và Nam Mỹ”.
Yến Anh
OilPrice