Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Những thương binh thời chiến, người hùng trong thời bình

Người thương binh tập hợp đồng đội làm kinh tế tập thể

06:05 | 25/07/2023

28 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong chiến tranh, họ là những người xông pha nơi chiến trường, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhiều người bị thương, trở thành thương, bệnh binh, không ít người dù không bị thương nhưng sức khỏe giảm sút hoặc bị nhiễm chất độc hóa học… Về với thời bình, những con người ấy vẫn cống hiến hết mình cho cộng đồng, chung tay xây dựng phát triển kinh tế. Tiếp nối truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, những người cựu chiến binh luôn thể hiện bản lĩnh, tinh thần "tàn nhưng không phế", là tấm gương sáng trong đời thường...
Người thương binh tập hợp đồng đội làm kinh tế tập thể

Thương binh mất tới 81% sức khỏe nhưng từ chối người chăm sóc. Tự học tập, rèn luyện trở thành phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước, nhưng rồi lại xin từ chức để tập hợp thương binh làm kinh tế tập thể.

Chính nghị lực phi thường của thương binh - Anh hùng lao động Trần Hồng Quảng (70 tuổi, ở xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) là động lực quan trọng, yếu tố quyết định đưa Xí nghiệp tập thể thương binh Quang Minh (Xí nghiệp Quang Minh) phát triển thành công như ngày hôm nay.

Người thương binh tập hợp đồng đội làm kinh tế tập thể - 3

Sau nhiều lần hẹn gặp đều bị từ chối vì công việc bận, cuối cùng tôi cũng gặp được thương binh - Anh hùng lao động Trần Hồng Quảng để nghe ông kể về một thời khói lửa của chiến tranh và đặc biệt hơn muốn nghe ông tâm sự về sự nỗ lực vượt khó cùng các thương binh làm kinh tế tập thể.

Ở cái tuổi thất thập, mất tới 81% sức khỏe do chiến tranh, nhưng vóc dáng ông vẫn phong độ.

Ông kể, năm 1971 nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông tình nguyện lên đường nhập ngũ khi chưa đầy 18 tuổi. Đơn vị của ông là Đại đội 3, Trung đoàn 5, huấn luyện tại Yên Tử (Quảng Ninh).

Huấn luyện được 3-4 tháng, đơn vị của ông Quảng được lệnh lên đường vào Nam chiến đấu. Thế là ngày đêm, trên vai người thanh niên Trần Hồng Quảng luôn đeo 18-20kg đồ dùng cùng đồng đội đi bộ dọc Trường Sơn vào Nam đánh giặc.

Lúc đó, cầu Hiền Lương (Quảng Trị) bị chia cắt, đơn vị của ông Quảng phải hành quân sang đất Lào, Campuchia rồi vòng xuống chiến trường miền Đông Nam Bộ. Tại đây đơn vị của ông được bổ sung vào Sư đoàn 9 - quả đấm thép miền Đông.

Người thương binh tập hợp đồng đội làm kinh tế tập thể - 5

Tại mặt trận miền Đông, đơn vị ông tham gia nhiều trận đánh. Năm 1974, khi tham gia chiến dịch ở khu vực Bến Cát (Bình Dương) ông bị thương. Sau khi điều trị vết thương ổn định, đơn vị cho đi an dưỡng, nhưng ông từ chối và xin được trở lại đơn vị để tiếp tục chiến đấu.

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, khi truy kích địch tại cửa ngõ Sài Gòn vào sáng 30/4/1975, ông Trần Hồng Quảng bị thương nặng.

"Tôi bị thương rất nặng ở mạn sườn, băng bó khó hơn vết thương ở chân, tay. Nếu di chuyển không cẩn trọng dễ bị xê dịch, chính vì vậy tôi bị mất máu rất nhiều. Thời điểm đó tôi đã bị chết lâm sàng và đã bị đưa ra nhà xác. May mắn bác sĩ đi qua nhìn thấy tôi vẫn còn thoi thóp thở nên lại đưa vào cấp cứu tiếp và tôi đã sống", ông Quảng nhớ lại giây phút từ cõi chết trở về.

Ở thời khắc sinh tử ấy, bác sĩ nói tỷ lệ hồng cầu của ông Quảng còn rất ít, nhưng do ông có sức khỏe tốt, có tố chất nên mới sống sót.

Ông Quảng được cứu sống trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" như vậy. Sau khi điều trị lành vết thương, qua giám định thương tật, ông được xác nhận mất tới 81% sức khỏe (thương binh hạng 1/4), được xếp hạng thương binh nặng phải có người chăm sóc.

Người thương binh tập hợp đồng đội làm kinh tế tập thể - 7

Ông Quảng từ chối đặc ân được người chăm sóc để trở về quê hương với quyết tâm thực hiện lời Bác Hồ dạy "Thương binh tàn nhưng không phế".

Nghị lực của bộ đội Cụ Hồ và sự chăm sóc của người thân là những liều thuốc diệu kỳ giúp thương binh Trần Hồng Quảng phục hồi nhanh sức khỏe. Ông kiên trì luyện tập, từ chỗ tự phục vụ sinh hoạt bản thân, đến tự đi xe đạp rồi xin đi học nghề và trở thành cán bộ thu mua tại phân xưởng của Công ty rau quả Hải Phòng. Đến năm 1986, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Công ty rau quả Hải Phòng, một doanh nghiệp nhà nước mạnh của thành phố cảng lúc bấy giờ.

Lúc đó tại Hải Phòng nổi lên hiện tượng nhiều thương binh trở về địa phương bức bối vì không có việc làm, đời sống khó khăn. Thậm chí có người còn làm ăn phi pháp, ảnh hưởng đến uy tín thương binh.

"Anh em đồng đội trở về người thì cụt tay, người thì cụt chân. Người ta nói "giàu 2 con mắt, khó đôi bàn tay", thương binh đi xin việc rất khó, nhiều nơi họ không nhận. Nhìn đồng đội khó khăn tôi không thể ngồi yên được. Trong chiến tranh họ sẵn sàng hy sinh vì nhau, vậy tại sao ở thời bình lại không hy sinh vì nhau? Tôi quyết định phải làm gì đó giúp đồng đội vượt qua khó khăn", ông Quảng nói.

Người thương binh tập hợp đồng đội làm kinh tế tập thể - 9

Sau nhiều đêm mất ngủ, thương binh Trần Hồng Quảng đã làm đơn xin từ chức Phó giám đốc ở Công ty rau quả Hải Phòng và quyết định tập hợp 35 anh em thương binh quê nhà thành lập Xí nghiệp Quang Minh vào năm 1996.

Với 35 triệu đồng hỗ trợ ban đầu từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng chút ít vốn gom góp từ các thành viên trong xí nghiệp, họ đã lập nên một mô hình sản xuất mới - mô hình sản xuất tập thể của những người thuộc đối tượng chính sách với quyết tâm làm giàu cho quê hương.

"Xí nghiệp hoạt động đa ngành phù hợp với sức khỏe từng người lao động. Bởi ông cụt tay không thể lái xe được, cụt chân thì không đứng máy được. Hoạt động của xí nghiệp đã giúp ổn định của cuộc sống cho thương bệnh binh, con em gia đình chính sách. Lương bình quân của người lao động trong xí nghiệp là hơn 6,2 triệu đồng/tháng. Xí nghiệp thực nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ", ông Quảng cho biết.

Từ thành tích đó, Xí nghiệp Quang Minh đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba. Rất nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm.

Người thương binh tập hợp đồng đội làm kinh tế tập thể - 11

Năm 2019, ông Quảng cùng đồng đội thành lập Bảo tàng Quang Minh (trụ sở ở Hải Phòng). Bảo tàng đang trưng bày hơn 2.000 hiện vật từ thời kỳ chiến tranh chống Pháp, Mỹ, phía Tây Nam, phía Bắc. Đây là nơi thu hút rất đông cựu chiến binh, học sinh đến tham quan, tìm hiểu.

Năm 2002, thương binh Trần Hồng Quảng được kết nạp Đảng. Đến nay, ông đã có 21 năm tuổi Đảng, ngoài nhiệm vụ chính là Bí thư chi bộ, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Xí nghiệp Quang Minh, ông Quảng còn làm Giám đốc Bảo tàng Quang Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp thương binh và người khuyết tật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã TP Hải Phòng, Trưởng ban liên lạc truyền thống Anh hùng TP Hải Phòng, Trưởng ban liên lạc Cựu chiến binh Sư đoàn 9 tại Hải Phòng...

Ông Quảng hết ở văn phòng lại xuống các cơ sở sản xuất, nhiều khi cùng làm việc với công nhân. Ông thường nói với mọi người rằng, mình phải làm việc thay cho các liệt sĩ đã ngã xuống trên các chiến trường, thực hiện ước nguyện của các liệt sĩ là làm giàu cho quê hương. Mỗi lần đến cơ sở là mỗi lần ông tìm tòi, nghiên cứu cải tiến phương án, quy trình sản xuất.

Người thương binh tập hợp đồng đội làm kinh tế tập thể - 13
Người thương binh tập hợp đồng đội làm kinh tế tập thể - 15

Trở lại giai đoạn đầu mới thành lập Xí nghiệp Quang Minh, ông Quảng kể, lúc đó tìm kiếm việc làm cho công nhân còn gặp nhiều khó khăn. Xí nghiệp còn phải đi tìm than bán cho các nhà máy xi măng. Các nhà máy gặp khó khăn không có tiền trả và thỏa thuận trả xí nghiệp bằng clanhke.

Có clanhke, xí nghiệp xây dựng một xưởng nghiền clanhke để sản xuất xi măng tại Thanh Hóa, có công suất 2.500 tấn/năm. Giai đoạn này nhu cầu về vật liệu xây dựng nhiều, xi măng của xí nghiệp sản xuất ra đến đâu bán hết đến đó.

"Xí nghiệp nghiền clanhke sản xuất xi măng bán rất chạy, thu hồi vốn nhanh, còn lãi được từ 20-30%", ông Quảng kể.

Chưa dừng lại, trong một lần đi công tác ở tỉnh Quảng Ninh, qua khu vực huyện Hoành Bồ, ông Quảng thấy nhiều người rao bán đầm tôm. Tìm hiểu ông được biết, do nuôi tôm bị chết nên nhiều người chán nản.

Người thương binh tập hợp đồng đội làm kinh tế tập thể - 17

Ông quyết định bỏ tiền ra mua 60ha đầm tôm và tự mày mò tìm hiểu nguyên nhân tôm nuôi bị chết. Cuối cùng kết quả nghiên cứu của ông cũng cho đáp án, tôm chết là do việc nổ mìn phá đá, khi mưa xuống thuốc mìn theo dòng nước vào đầm tôm.

Thương binh Trần Hồng Quảng đã khắc phục bằng cách đào con mương ngăn nước từ các mỏ đá chảy vào đầm tôm.

Ông quyết định chuyển hướng nuôi tôm theo cách mới, với mật độ thả tôm ít hơn, cho thức ăn ít hơn và đưa nước từ môi trường tự nhiên vào đầm tôm (phương pháp này bây giờ gọi là nuôi quảng canh cải tiến). Kết quả thật bất ngờ, tôm không những không bị chết mà còn phát triển rất tốt. Đặc biệt, do bảo đảm được vệ sinh đầm tôm nên loại tôm này có giá trị xuất khẩu rất cao. Ngành thủy sản đã đến nghiên cứu mô hình này và quyết định nhân rộng.

Từ kết quả nuôi tôm và sản xuất thức ăn cho tôm, năm 2003, thương binh Trần Hồng Quảng đã được chọn là đại biểu của Việt Nam đi dự và có tham luận tại Hội nghị Nông dân trẻ thế giới do tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc tổ chức tại Paris (Pháp).

"Tôi đang trình bày tham luận, các đại biểu quốc tế có hỏi làm sao tính được sản lượng tôm thành phẩm khi nuôi. Tôi nói, độ PH trong nước phải đảm bảo, giống tôm phải đảm bảo, thức ăn phải đảm bảo. Tôi trả lời tiếp là nuôi tôm với mật độ 25-30 con/m2 và nuôi trong vòng 5-6 tháng. Với số lượng tôm như vậy, tôi trừ đi 25% hao hụt thì sẽ tính ra được sản lượng.

Tôi có nói thêm, nếu các bạn nuôi tôm mà không đảm bảo 3 tiêu chí như vậy thì thu về không nổi 1kg, thế này cả hội nghị vỗ tay", ông Quảng chia sẻ.

Người thương binh tập hợp đồng đội làm kinh tế tập thể - 19

Tại hội nghị trên, ông cũng là đại biểu duy nhất được Tổng thống Pháp Jacques Chirac gặp gỡ, hỏi kinh nghiệm nuôi tôm quảng canh cải tiến và chụp ảnh lưu niệm.

"Tổng thống Pháp có nói với tôi rằng, đất nước Việt Nam rất đẹp, người Việt Nam rất hiếu khách", ông Quảng kể.

Từ một doanh nghiệp nhỏ lúc mới thành lập, đến nay Xí nghiệp Quang Minh đã phát triển có quy mô như một tập đoàn. Ngoài văn phòng chính ở Hải Phòng, Xí nghiệp Quang Minh còn có 5 chi nhánh tại TPHCM, Hà Nội, Quảng Ninh, Hòa Bình và 8 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại Hải Phòng với hàng trăm lao động, trong đó hơn một nửa là thương binh và người khuyết tật.

Bằng trái tim tâm huyết cùng nghị lực phi thường hướng tới một mục tiêu tất cả vì cuộc sống của anh chị em thương bệnh binh, hàng chục năm qua, Xí nghiệp Quang Minh thành công trong hành trình tri ân những người đồng chí, đồng đội đã ngã xuống ở chiến trường. Xí nghiệp Quang Minh còn thành công ở mô hình doanh nghiệp tập thể với cơ chế quản lý như một hợp tác xã kiểu mới. Chi bộ Xí nghiệp Quang Minh nhiều năm nay được công nhận là chi bộ trong sạch, vững mạnh tiêu biểu. Bản thân người "đứng mũi chịu sào" trong doanh nghiệp là thương binh Trần Hồng Quảng được phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Theo Dân trí

Người thương binh bám biển làm kinh tế giỏiNgười thương binh bám biển làm kinh tế giỏi
Người thương binh nặng và những huy chương danh giáNgười thương binh nặng và những huy chương danh giá