Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Người lao động vẫn chọn thực phẩm vỉa hè vì giá rẻ

07:52 | 20/04/2024

287 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thu nhập thấp trong khi nhiều khoản chi phí phải lo nên dù biết thực phẩm ở vỉa hè không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng nhiều người lao động nhập cư đến TP HCM vẫn chọn mua vì giá rẻ.

Giờ tan tầm, dạo quanh các khu chế xuất, khu công nghiệp tại TP HCM, không khó để bắt gặp những khu chợ cóc. Không cần kiot, mái che, chỉ với tấm bạt trải trực tiếp xuống đất hay chiếc xe tự chế đậu dưới lòng đường đã trở thành chợ và cứ đều đặn mỗi ngày vào giờ tan tầm, những khu chợ cóc lại đông đúc người mua. Tại những khu chợ cóc này bán đầy đủ các mặt hàng từ quần áo, giày dép đến thịt, cá, rau, củ, quả và đặt biệt những mặt hàng này được bán với giá cực rẻ từ 10.000 đồng đến vài chục nghìn đồng. Khách hàng của những khu chợ cóc chủ yếu là công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp.

Bất chấp nguy cơ mất an toàn vệ sinh, người lao động vẫn chọn thực phẩm vỉa hè
Bữa cơm của công nhân chỉ có rau luộc với trứng. Ảnh: Phương Ngân.

Chiều muộn một ngày trung tuần tháng 4, chị Nguyễn Thị Diệu (quê Trà Vinh) cùng chồng ghé vào chợ tạm gần công ty để chọn mua cho mình ít thực phẩm về nấu bữa cơm chiều. Sau một hồi dạo quanh, chị Diệu chọn mua con cá biển, ít cà chua và mấy quả trứng gà với giá khoảng 50.000 đồng. Chị Diệu chia sẻ, lương công nhân ít ỏi tháng nào hết tháng đó nên phải chắt bóp chi tiêu, tiết kiệm từ việc lựa chọn mua thực phẩm giá rẻ ở chợ cóc, bởi lẽ ở chợ cóc thực phẩm lúc nào cũng rẻ hơn những nơi khác.

“Biết là thực phẩm ở chợ cóc không bằng những nơi khác nhưng phù hợp với túi tiền công nhân”, chị Diệu chia sẻ.

Chị Diệu và chồng làm công nhân cho một doanh nghiệp trú đóng tại KCX Tân Thuận (quận 7) gần 10 năm, mỗi tháng cả hai vợ chồng chị kiếm được khoảng 15 triệu đồng. Với số tiền đó anh chị phải trả tiền thuê trọ, lo cho hai con ăn học, xăng xe, chưa kể các khoản hiếu hỷ, ốm đau. Do đó, vợ chồng chị phải tiết kiệm tối đa vào việc ăn uống.

"Hai con đi học tốn khá nhiều tiền nếu không tiết kiệm sẽ không đủ tiền để lo cho con. Nhiều lúc nhìn thấy đồ ăn đổ đóng cũng sợ nhưng biết làm sao được, vào chợ hay đi siêu thị thì tiền đâu cho đủ", chị Diệu tâm sự.

Bất chấp nguy cơ mất an toàn vệ sinh, người lao động vẫn chọn thực phẩm vỉa hè
Dù biết thực phẩm ở vỉa hè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng nhiều người vẫn lựa chọn vì giá rẻ. Ảnh: Phương Ngân.

Cách đây 7 năm, công việc ở quê bấp bênh thu nhập không ổn định, hai vợ chồng chị Lê Thị Trinh (quê An Giang) quyết định lên TP HCM lập nghiệp. Hai vợ chồng chị Trinh thuê một căn trọ gần khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP HCM sinh sống và làm việc. Hằng ngày chị đi làm công nhân tại một công ty may trú đóng trong khu công nghiệp Lê Minh Xuân, còn chồng chị làm công việc bên ngoài. Thu nhập của hai vợ chồng gói ghém cũng đủ lo cho cuộc sống ở thành phố. Cách đây 4 năm, chồng mất, mình chị Trinh phải bươn chải kiếm sống ở thành phố, 3 đứa con ở quê đã lập gia đình nhưng cũng khó khăn không phụ giúp được cho mẹ.

Năm 2023, tình hình sản xuất khó khăn, công ty ít đơn hàng sản xuất nên tuần chị Trinh chỉ làm được 2 - 3 ngày, thu nhập cũng vì thế mà giảm sút. Để có thể bám trụ ở thành phố với các khoản chi phí đắt đỏ, chị Trinh phải tiết kiệm tối đa, cắt giảm những chi phí không cần thiết. Những ngày ở thành phố, chị Trinh chưa một lần dám đặt chân vào cửa hàng tiện lợi hay siêu thị, những bữa cơm của chị cũng được chế biến từ thực phẩm mua ở chợ cóc gần nhà, chỉ vỏn vẹn vài cọng rau luộc và cá kho qua bữa.

“Công nhân mà, mua được món gì rẻ thì cứ mua thôi”, chị Trinh vừa nhặt mớ rau muống vừa nói.

Cũng như nhiều công nhân khác, chị Trần Thị Linh (quận 8), luôn chọn chợ cóc làm điểm đến mỗi chiều tan ca. Sau khi rời khỏi công ty, chị Linh tranh thủ đến trường đón con rồi ghé qua chợ mua thực phẩm về nấu ăn. Với 100.000 đồng, chị Linh mua được vỉ trứng gà, ít cá khô, và rau để nấu bữa tối cho gia đình 4 thành viên. Chị Linh chia sẻ, ghé vào chợ phải gửi xe, đồ ăn lại đắt nên thuận đường về nhà chị ghé qua chợ cóc vừa nhanh lại vừa rẻ.

“Thấy người mua nhiều nên mình cũng ghé vào mua, đồ ăn cũng tươi ngon mà giá lại rẻ, tiện không phải đi vòng vòng kiếm chỗ gửi xe mất thời gian”, chị Linh giãi bày.

Phương Ngân

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-nha
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan