Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Người đàn ông sở hữu ba bảo vật của vua Chăm

10:53 | 22/07/2015

2,012 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Suốt 33 năm qua, ông Nguyễn Đăng Thanh đã sưu tầm được trên 100 bộ với hơn 10.000 cổ vật, trong đó có ba báu vật quý hiếm được cho là của vua Chăm.

Ông Nguyễn Đăng Thanh (66 tuổi, ngụ số 86 Hoàng Diệu, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) là thành viên của CLB UNESCO sưu tầm cổ vật tỉnh Lâm Đồng.

Khi bước vào căn nhà rộng hơn 20m2 của ông Thanh, chúng tôi như được trở về quá khứ hàng trăm năm trước. Có lẽ, chẳng ai tin được, chỉ một mình ông mà có thể "săn lùng" được hơn 10.000 hiện vật, từ những cổ vật đơn sơ trong đời sống sinh hoạt đến các báu vật quý hiếm của vua chúa ngày xưa, được sưu tầm từ khắp mọi miền.

Người đàn ông sở hữu ba bảo vật của vua Chăm
Ông Thanh với con dao lệnh được cho là của vua Chăm

“Tôi sưu tầm từ năm 1978, lúc đó tôi đang công tác tại Hải Phòng, thỉnh thoảng có giao lưu với những người có đồ cổ và buôn bán đồ cổ. Dần dần tôi cảm thấy thích thú với chúng nên đã đi tìm khắp các buôn làng, mua về để sưu tầm. Hồi đó, chưa có vợ con nên có bao nhiêu tiền tôi điều dành mua đồ cổ”, ông Thanh cho biết.

Theo thời gian, số lượng đồ cổ cứ tăng dần, từ máy ảnh, đồ gốm sứ, chum, chóe, cồng chiêng, đồng hồ, chuỗi hạt, kiếm cổ, đá quý... Do nhà chật hẹp nên cứ chỗ nào trống là ông để vào. Theo ông Thanh, đa số đồ gốm mà ông sưu tầm được có từ đời nhà Lý. Trong đó, đồ gốm có men lục là loại quý nhất. Tiếp theo là gốm được phủ men vàng, hai loại này được rất nhiều nhà sưu tập, giới đồ cổ săn lùng.

Đặc biệt, trong bộ sưu tập cổ vật của ông Thanh có các báu vật quý giá được cho là của vua chăm. Đó là tấm xà rông, dao lệnh của vua Chăm và bộ chiêng arap của hoàng tộc Chăm.

Cầm con dao trên tay, ông Thanh chia sẻ: “Đây là con dao lệnh, một loài dao mà chỉ có vua Chăm sở hữu mà ít người biết đến, tôi mua ở huyện Đơn Dương. Theo các già làng tại đây cho biết, con dao này quý hiếm lắm và vua Chăm thường dùng trong các cuộc chiến”.

Cũng theo ông Thanh, lúc đầu ông cũng không tin vào lời các già làng vì thấy con dao đẹp nên ông đã mua về. Mãi đến sau này, qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu từ sách vở, qua lời truyền tụng của giới săn đồ cổ, ông Thanh mới khẳng định, đây là con dao lệnh của vua Chăm.

Người đàn ông sở hữu ba bảo vật của vua Chăm

Tấm xà rông quý giá của giới vua chúa người Chăm

Ngoài con dao lệnh của vua Chăm, ông Thanh may mắn sở hữu một tấm xà rông có chiều rộng 95cm và dài 174cm, mà theo ông đây là báo vật quý giá của giới vua chúa người Chăm. "Cái tấm xà rông này, tôi mua ở Bảo Lộc của một gia đình người Chăm. Hồi đó, gia đình này có 3 báu vật của giới vua chúa Chăm thường sử dụng là đôi đũa bằng vàng, bát bằng bạc và xà rông. Hay tin, tôi đã tìm đến xin mua nhưng họ nhất quyết không cho xem. Tôi lên xuống ròng rã vài năm thì họ mới cho xem. Họ bán đôi đũa vàng, bát bạc đắt quá nên tôi không mua, còn xà rông thì tôi đã mua được”.

Hiện nay, trong bộ sưu tập của ông Thanh có một số lượng cồng chiêng Tây Nguyên khá lớn với 70 chiếc và một số lượng lớn các cổ vật xa xưa của các đồng bào dân tộc trên Tây Nguyên và sưu tầm rất nhiều đồ vật có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan... Ngoài việc đam mê sưu tầm đồ cổ, ông Thanh còn viết hơn 500 bài thơ, trường ca... về người vợ quá cố của mình.

"Vợ biết tôi đam mê đồ cổ nên không ngăn cản mà động viên tôi cố gắng. Vì đi khắp nơi để sưu tầm nên tôi ít được ở cạnh vợ con. Khi bà mất, tôi có hàng ngàn tâm sự muốn gửi gắm tới vợ nhưng đã quá muộn. Nay, những lúc ở nhà, tôi lại viết lên trang giấy những câu thơ, bài trường ca về vợ mình để với bớt tâm sự", ông Thanh bộc bạch.

Trước khi chia tay, ông Thanh cho biết, mong muốn lớn nhất của ông là có được nơi trưng bày, cất giữ 10.000 hiện vật để mọi người tìm hiểu, thăm quan. Đặc biệt, các nhà khoa học đến nghiên cứu về những cổ vật cổ này.

Độc đáo

Độc đáo "Làng nghề truyền thống Chăm Ninh Thuận"

Những sản phẩm thủ công truyền thống độc đáo cùng hình ảnh các làng nghề của tộc người Chăm Ninh Thuận, từ trang phục truyền thống, thổ cẩm, khung dệt, gốm, thuốc nam đang được trưng bày trong không gian “Làng nghề truyền thống Chăm Ninh Thuận” tại Bảo tàng phụ nữ Nam Bộ, TPHCM.

Thương cảng quốc tế của người Chăm

Thương cảng quốc tế của người Chăm

Sông Côn là con sông lớn nhất ở Bình Định, bồi đắp nên vùng châu thổ trù phú cho tiểu quốc Vijaya của xứ sở Champa. Đồng bằng phì nhiêu của nó đã tạo nên nền nông nghiệp phồn thịnh cho tiểu quốc này, là cơ sở để các cư dân cổ tại đây kết nối với miền Thượng (Tây Nguyên ngày nay) và vươn ra thế giới.

Công an TP HCM