Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ngân hàng tìm hướng giải thoát tín dụng

19:00 | 26/03/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotiems) - Nguồn vốn đầu vào của các Ngân hàng tăng cao nhưng khó giải ngân vì mổi lo nợ xấu vẫn luôn thường trực. Điềunày đang khiến tín dụng ngân hàng đang bế tắc vì không tìm được đầu ra.

Tín dụng "bí" đầu ra

Nỗi lo nợ xấu đang còn ám ảnh không chỉ các ngân hàng mà ngay cả với các doanh nghiệp, điều này vô hình chung đã dẫn đến tình trạng ngân hàng kiểm soát gắt gao việc cấp vốn, còn các doanh nghiệp thì lo không trả nổi vốn vay. Sự thật này đang khiến tăng trưởng tín dụng ở các ngân hàng đang ở mức thấp trong khi tăng trưởng huy động vốn lại cao gấp 3-4 lần.

Thống kê của Ngân hàng nhà nước, tính đến  ngày 15/3 tăng trưởng tín dụng của toàn bộ hệ thống ngân hàng vẫn âm chỉ đạt từ  0,18-0,22%.  Đồng nghĩa với việc hệ số sử dụng vốn trong toàn hệ thống ngân hàng đạt 84% thấp hơn 2% so với cuối năm 2012.

Trong khi đó, theo thống kê của các ngân hàng tại TPHCM, trong những tháng đầu năm dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn thành phố chỉ tăng 0,22%, trong khi huy động vốn lại tăng đến 2,71%. Huy động vốn tăng nhiều hơn tín dụng gần 2,49% cho thấy đầu ra của các ngân hàng hiện nay không khả quan, thậm chí nhiều ngân hàng đang đối mặt với tình trạng tiền nằm trong kho.

Điển hình  như trường hợp của HD Bank, 3 tháng đầu năm tăng trưởng huy động vốn của HD Bank đạt 10% trong khi đó tốc độ cho vay ra chỉ tăng khoảng 3% so với cuối  năm ngoái.

//cdn-petrotimes.mastercms.vn/stores/news_dataimages/dothuytrang/032013/26/12/IMG_1555.jpg

Các ngân hàng sẽ phải tìm nhiều giải pháp để giải thoát cho dòng chảy tín dụng đang bế tắc

Ông Lê Thành Trung, tổng giám đốc HD Bank thừa nhận: Tín dụng ngân hàng đang bí đầu ra, nguyên nhân không nằm ngoài việc các ngân hàng chỉ chăm chăm vào việc quản trị rủi ro, sau khi đã tăng trưởng tín dụng quá nóng thời gian vừa qua.

Chính điều này đã khiến các ngân hàng soi xét kỹ hơn các hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp. Đồng thời cũng đưa ra những chính sách khắt khe đi kèm nhằm hạn chế nguy cơ nợ xấu lại xảy ra.

Hi vọng từ hạ trần lãi suất

Việc ngân hàng nhà nước hạ lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng giảm từ 8%/năm xuống 7,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ 8,5%/năm xuống 8%/năm được xem là tín hiệu tích cực giúp cho các ngân hàng mạnh dạn hơn với việc giải ngân các khoản tín dụng thay vì lo quản lý rủi ro như hiện nay.

Theo các chuyên gia, hành động hạ lãi suất đầu vào sẽ kéo theo việc các ngân hàng giảm lãi suất đầu ra, như vậy các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh sẽ có cơ hội nhiều hơn để tiếp cận với dòng vốn vay có lãi suất “dễ thở”. Khi đó, việc vay vốn để phục vụ tái sản  xuất kinh doanh sẽ được đẩy mạnh, giá thành sản phẩm hàng hóa sẽ có cơ hội giảm tạo điều kiện kích cầu tiêu dùng tăng, và lẽ dĩ nhiên mối lo “nợ xấu” sẽ sớm giải quyết.

“Không còn lo quản lý rủi ro về nợ xấu thì các ngân hàng sẽ tìm cách tránh xa với nợ xấu bằng việc đưa ra những gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nếu không nói là phải chấp nhận một phần rủi ro trong việc tìm lối thoát cho tín dụng ổ hoàn cảnh như hiện nay. Có như thế doanh nghiệp mới dám tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng”_ ông Lê Thành Trung nhận đinh.

Trong một động thái kích thích dòng chảy của tín dụng, ngay sau khi thông tin ngân hàng nhà nước hạ trần lãi suất thì HDBank cũng chính thức triển khai chương trình cho vay miễn phí tháng đầu tiên cho khách hàng cá nhân vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Đây là gói tín dụng có quy mô 1.000 tỉ đồng, áp dụng từ nay đến hết 20/9/2013.

Theo đó, khách hàng cá nhân (bao gồm hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân) sẽ được áp lãi suất 0% trong tháng đầu tiên. HDBank cho biết, từ tháng thứ hai trở đi, lãi suất sẽ là 11,86%/năm, cố định trong 11 tháng tiếp theo.

Như vậy, có thể thấy rằng việc hạ trần lãi suất là một nỗ lực của ngân hàng nhà nước trong việc thúc đẩy các ngân hàng thương mại có các chính sách tích cực đẩy mạnh cho vay nhằm khơi thông dòng chảy tín dụng đang bế tắc hiện nay.

Thùy Trang