Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Ngân hàng thương mại: Quy mô nào phù hợp?

09:32 | 17/11/2011

644 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đó là câu hỏi được mọi thành phần trong xã hội rất quan tâm hiện nay, khi mà người dân đi gửi tiền hiện chỉ nhằm vào ngân hàng có gốc quốc doanh hay ngân hàng trong nhóm G12.

Trao đổi với báo giới, một quan chức cao cấp Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng thừa nhận, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) họp nhóm riêng với 12 ngân hàng phần nào cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với những ngân hàng còn lại. Mặc dù NHNN cũng đã lý giải về việc họp riêng 12 ngân hàng là bởi những ngân hàng này chiếm khoảng 80% thị phần ngân hàng. Nhưng, một chuyên gia tài chính nhận xét, điều này không có nghĩa hoạt động của mấy chục ngân hàng còn lại dù chỉ chiếm 20% thị phần sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống.

Chia sẻ với báo giới, tổng giám đốc một ngân hàng thương mại (NHTM) cho biết, ông đã tận mắt chứng kiến cảnh nhân viên của mình phát khóc sau khi mất rất nhiều công sức thuyết phục về độ an toàn của ngân hàng mà không giữ chân được một vị khách định gửi tiền tiết kiệm chỉ vì ngân hàng này không nằm trong nhóm G12. Vị khách này nói: “Các phương tiện truyền thông nói rất nhiều về thiếu thanh khoản hay giải thể, sáp nhập… ở ngân hàng nhỏ. Vậy làm sao chúng tôi yên tâm gửi tiền khi mà những cáo bạch về tài chính của ngân hàng không dễ gì tiếp cận và lúc nào cũng dễ hiểu. Thôi, “quân tử phòng thân, tiểu nhân phòng bị gậy”.”

Giao dịch ngân hàng tại OceanBank

Đúng vậy, cáo bạch tài chính phải là người rất am hiểu về thị trường tài chính mới có cơ hội hiểu và biết tìm đọc ở đâu. Nhưng, khi đọc được những cáo bạch tài chính này, cũng sẽ thấy ngân hàng quy mô lớn không chắc đã mạnh và ngân hàng quy mô nhỏ chưa chắc đã yếu. Ví dụ, 8 ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán: VCB, CTG, STB, ACB, EIB, SHB, HBB và NVB. Mức tăng nợ xấu đáng chú ý là CTG với tổng nợ xấu sau 9 tháng đầu năm 2011 tăng 144%, từ mức 1.530,7 tỉ đồng lên 3.731,8 tỉ đồng.

Sau CTG về mức độ tăng nợ xấu là ACB với mức tăng 288% từ 292,8 tỉ đồng lên 1.071,1 tỉ đồng và ngân hàng có khối lượng nợ xấu nhiều nhất là VCB với 7.379,567 tỉ đồng, là ngân hàng có mức tăng nợ xấu nhiều thứ tư (liền sau NVB) với 50%. Chỉ duy nhất HBB là giảm nợ xấu (nợ nhóm 3, 4 và 5). “Đây chỉ là một nhóm rất nhỏ, nếu “truy” tất cả các NHTM được cho là quy mô lớn và vừa khác thì con số sẽ còn rất bất ngờ. Đặc biệt sau một vài vụ vỡ nợ trên thị trường tài chính gần đây đều liên quan đến khá nhiều ngân hàng”, một chuyên gia ngân hàng nhận xét.

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV cũng không đồng tình với ý kiến cho rằng, cứ ngân hàng quy mô nhỏ là yếu. Ông ví von, một người đàn ông cao 2m nặng 90kg nhưng bị ung thư thì liệu có được cho là khỏe? Ông Bắc Hà cũng thừa nhận, việc tái cơ cấu ngân hàng không phải chỉ ở những ngân hàng có quy mô nhỏ mà ngay những ngân hàng lớn cũng cần phải tái cơ cấu. “BIDV không chủ quan nên ngay từ đầu năm chúng tôi đã đưa ra dự án tái cơ cấu ngân hàng mình”, ông Hà chia sẻ.

Đại diện TienPhongBank, ông Vũ Tú, Tổng giám đốc chia sẻ, quy mô lớn tạo cảm giác an toàn hơn, tuy nhiên đó chỉ là khía cạnh cảm tính. Thực tế quy mô lớn không có nghĩa là chất lượng dịch vụ tốt, giá cả dịch vụ tốt và đặc biệt không có nghĩa là quản trị rủi ro tốt. Thậm chí quy mô lớn mà vượt quá khả năng quản trị của các nhà quản lý ngân hàng thì còn tệ hơn là quy mô nhỏ nhưng thận trọng. Ngân hàng nhỏ thường linh hoạt và năng động hơn, dễ dàng thích ứng với tình hình thị trường. Cơ cấu tài sản của ngân hàng nhỏ cũng rõ ràng mạch lạc hơn, dễ dàng quản trị rủi ro hơn. Hơn nữa, ngân hàng nhỏ đang đứng trước áp lực cạnh tranh lớn, phải tạo dựng và gìn giữ uy tín nên sẽ đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu trong mọi trường hợp.

Trong một cuộc gặp gỡ báo chí, ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc NHNN đã nhấn mạnh, thời gian qua thông tin rất nhiều xung quanh việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, thực chất câu chuyện là giúp hệ thống vượt qua những khó khăn tạm thời trước mắt, củng cố để phát triển mạnh hơn, hiệu quả hơn, bền vững hơn, an toàn hơn… “Chính phủ, các cơ quan Nhà nước, NHNN và các ngân hàng quy mô lớn cũng sẽ thực hiện trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trong quá trình đó, chúng ta sẽ tiếp tục có những ngân hàng quy mô lớn và nhỏ, quan trọng là tính lành mạnh, gắn kết lẫn nhau để cùng có những bước phát triển cao hơn”, ông Tiến nói.

An Thu