Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Muốn thoát khỏi Nga, châu Âu phải dựa vào Trung Quốc?

14:02 | 08/09/2023

Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhằm giảm thiểu hoàn toàn việc phụ thuộc vào lượng khí đốt từ Nga, châu Âu đang xem xét tiến hành Thỏa thuận xanh với sự hỗ trợ chính từ Trung Quốc.

Kể từ khi xung đột ở Ukraine diễn ra, châu Âu luôn nằm trong tình trạng báo động về thiếu khí đốt do phần lớn nguồn cung nhiên liệu của lục địa già đều đến từ Nga.

Vào năm 2022, nhiều người đã nhận định rằng rất có thể châu Âu sẽ phải nhượng bộ và giảm bớt lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow để đổi lấy nguồn cung khí đốt tự nhiên quan trọng, tránh trường hợp phải trải qua một mùa Đông lạnh lẽo, khắc nghiệt.

Muốn thoát khỏi Nga, châu Âu phải dựa vào Trung Quốc?
Châu Âu phải dựa vào sự hỗ trợ của Trung Quốc để hoàn thành kế hoạch Thỏa thuận xanh. Nguồn: CNN

Tuy nhiên, trái ngược với những đồn đoán này, các nước châu Âu đã gặp ít khó khăn hơn do thời tiết mùa Đông không quá khắc nghiệt cũng như việc người dân và chính phủ phối hợp thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng.

Điều này cũng giúp các nền kinh tế ở "Lục địa già" không còn phải thực hiện chính sách Wandel durch Handel (Thay đổi thông qua thương mại), nhằm duy trì quan hệ với Nga.

Thay vào đó, nhiều nền kinh tế lớn của châu Âu đã giảm nhập khẩu khí đốt từ Nga. Theo dữ liệu của EU, trong quý 1/2023, Nga chỉ chiếm 17,4% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của khối, thấp hơn nhiều so với con số 45% vào năm 2021, trước khi xảy ra xung đột. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia đã tận dụng mùa đông ấm áp để tích trữ khí đốt cho mùa đông tiếp theo.

Hiện EU đã hoàn thành 90% mục tiêu dự trữ khí đốt ở thời điểm tháng 8/2023, sớm hơn vài tháng trước thời hạn 1/11 sắp tới. Không những vậy, khu vực này đang ngày càng đa dạng hóa hơn nguồn cung năng lượng.

Tuy nhiên, về lâu dài, châu Âu vẫn khó có thể đảm bảo được nguồn cung năng lượng đầy đủ. Điều này buộc "Lục địa già" phải tìm đến các nguồn năng lượng khác để thay thế và rất có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro. Rủi ro thứ nhất đến từ chính nguồn dự trữ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà khu vực này đang tập trung vào.

Milan Elkerbout, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Châu Âu, cho rằng mặc dù LNG có nhiều lợi ích, nhưng do khó truy xuất nguồn gốc nên một số lượng LNG có thể đến từ Nga.

Ông cho biết thêm Nga có thể hưởng lợi từ việc châu Âu sử dụng LNG.

Phụ thuộc vào Trung Quốc

Bên cạnh đó, thay vì phụ thuộc vào năng lượng từ Nga, châu Âu giờ đây phải chuyển hướng sang các quốc gia khác, trong đó có cả Trung Quốc.

EU đang dồn mọi trọng tâm cho Thỏa thuận xanh, đẩy mạnh tham vọng trở thành lục địa trung hòa về khí hậu đầu tiên vào năm 2050. Dự án có thể tiêu tốn hơn 1 nghìn tỷ euro (1,07 nghìn tỷ USD), sẽ đạt được thông qua một số cách như: trồng 3 tỷ cây mới, cải tạo các tòa nhà để sử dụng năng lượng hiệu quả, đầu tư vào năng lượng tái tạo và giao thông sạch.

Tuy nhiên, bên cạnh mục tiêu giảm 55% khí thải nhà kính trước năm 2030 – cột mốc đầu tiên trong kế hoach – khó có thể đạt được, các nền kinh tế châu Âu bắt buộc phải tìm đến sự trợ giúp của Trung Quốc để giảm thiểu chi phí tốn kém cũng như tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi năng lượng.

Mối quan hệ giữa EU và quốc gia tỷ dân vẫn đang vô cùng khó khăn. Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen cho biết khối các nước này cần thiết phải giảm thiểu rủi ro trước nguy cơ căng thẳng leo thang với Bắc Kinh. Tuy vậy, bà cũng phải chấp nhận một thức tế rằng Trung Quốc là đối tác quan trọng để hiện thức hóa kế hoạch dài hạn biến châu Âu thành lục địa xanh.

Đối với vấn đề Trung Quốc, các thành viên của EU có những cái nhìn khác nhau: Một số phản đối hợp tác với Trung Quốc do ảnh hưởng đến an ninh, một số thường xuyên là bạn hợp tác trong các mối quan hệ thương mại, còn số còn lại vẫn sẽ hợp tác nhưng cần thận trọng hơn.

“Trung Quốc bắt đầu các kế hoạch về năng lượng xanh ngay từ 15 năm trước và đạt được nhiều tiến bộ như sử dụng lithium để sản xuất pin, thép cho tua-bin gió” - Adam Bell, cựu quan chức năng lượng của chính phủ Anh, cho biết.

Ông nói thêm: “Ngược lại, việc châu Âu đi sau trong phát triển nguồn năng lượng này đang khiến tương lai xanh của chính mình phụ thuộc vào một quốc gia đầy rủi ro là Trung Quốc”.

Theo Tùng Lâm/ Kinh tế & Đô thị

Châu Âu làm gì trước “cơn lũ” thiết bị năng lượng mặt trời của Trung Quốc?Châu Âu làm gì trước “cơn lũ” thiết bị năng lượng mặt trời của Trung Quốc?
Châu Âu chuyển qua lưu trữ khí đốt tại UkraineChâu Âu chuyển qua lưu trữ khí đốt tại Ukraine