Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Một số vấn đề nổi bật của thế giới hiện nay

06:00 | 26/02/2023

568 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tình hình thế giới thời gian gần đây tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường. Hòa bình, hợp tác, liên kết để phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục gia tăng với hình thái đa dạng. Tăng trưởng kinh tế thế giới có khả năng chậm hơn giai đoạn trước, sản xuất và lưu thông toàn cầu thay đổi, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng. Xung đột Nga - U-crai-na diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động lâu dài, sâu rộng đến mọi mặt của đời sống thế giới.

Một là,xu hướng vận động để hình thành trật tự thế giới mới tiếp tục diễn ra nhanh hơn và biến đổi rất phức tạp. Trong trung hạn (tầm nhìn đến năm 2025, 2030), có thể chưa hình thành một trật tự thế giới mới (một cực, hai cực hay đa cực).

Với trạng thái vận động hiện tại của các nước lớn, việc thiết lập trật tự thế giới “một cực” (do Mỹ dẫn dắt) có nhiều khó khăn do cạnh tranh quyết liệt của các nước khác (nhất là Trung Quốc) và do chính sự phát triển thiếu ổn định bên trong và tính hiệu quả của chiến lược quốc tế của Mỹ. Mỹ chiếm ưu thế tương đối, nhưng khó tạo lập được khoảng cách vượt trội, toàn diện so với phần còn lại của thế giới để có thể thiết lập trật tự “một cực”.

Việc thiết lập trật tự thế giới “hai cực” hay “lưỡng cực” (Mỹ, Trung Quốc cùng chia sẻ quyền lực, dẫn dắt và chi phối thế giới) tưởng như là phương án khả thi nhất khi Trung Quốc đã bứt phá rõ ràng so với các nước còn lại (khoảng cách tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc với Nhật Bản (nước đứng thứ 3) là gần 18.000 tỷ USD và 5.000 tỷ USD) và áp sát hơn với Mỹ (23.000 tỷ USD vào năm 2021). Chưa có con số thống kê GDP của các nước năm 2022, nhưng chắc chắn với tốc độ tăng trưởng năm 2022, Trung Quốc sẽ áp sát Mỹ hơn nữa. Trung Quốc cũng đang chủ động cùng với Nga thiết lập “luật chơi”, “sân chơi” mới, trước hết là các thiết chế về kinh tế do mình dẫn dắt, tiến tới vị trí trung tâm hơn của vũ đài thế giới. Tuy nhiên, phương án “hai cực” không dễ xảy ra, bởi Mỹ và Trung Quốc khó có phương án thống nhất, cùng chia sẻ quyền lực; Mỹ và các nước đồng minh sẽ gia tăng kiềm chế chiến lược tổng thể, tìm nhiều phương cách hạn chế sự phát triển của Trung Quốc; bản thân các thiết chế và phương án xây dựng “luật chơi”, “sân chơi” mới của Trung Quốc đã và đang được một số nước tiếp nhận thận trọng. Bên cạnh đó, trình độ phát triển hiện tại có thể vươn lên mạnh mẽ, nhưng trong trung hạn, Trung Quốc chưa thể đạt trình độ ngang bằng với Mỹ.

Một số vấn đề nổi bật của thế giới hiện nay
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, tại Bali (Indonesia), tháng 11-2022_Ảnh: AP

Xu hướng “đa cực, đa trung tâm” sẽ là hướng đi chính hay là một phương án khả thi của trật tự thế giới có thể xác lập trong tương lai, với cấu trúc “lưỡng siêu, đa cường” (hai siêu cường Trung Quốc, Mỹ và các cường quốc, như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Đức, Pháp, I-ta-li-a, Hàn Quốc,... cùng tham gia vào định hình nên hệ thống quyền lực và trật tự toàn cầu). Cho nên, theo nhận định Đại hội XIII của Đảng ta, cục diện thế giới vẫn diễn ra xu hướng “đa cực, đa trung tâm”.

Hai là, quá trình dịch chuyển quyền lực tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong nền kinh tế, chính trị, an ninh toàn cầu. Trong đó, quá trình dịch chuyển diễn ra mạnh từ Tây sang Đông (có thể quan niệm từ thế giới phương Tây, tức các nước phát triển, sang phương Đông, hàm nghĩa các nước mới nổi), từ Bắc xuống Nam (tức từ Bắc bán cầu - vốn hội tụ những nền kinh tế phát triển ở Tây Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ xuống phía Nam bán cầu - nơi có nhiều nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ,...) được đẩy mạnh, làm thay đổi tương quan sức mạnh giữa các quốc gia và dẫn đến sự hình thành rõ hơn các trung tâm quyền lực mới. Trong đó, thực tế đã hình thành khá rõ nét việc Mỹ không còn là quốc gia duy nhất có khả năng định hình trật tự; các nước lớn khác tích cực củng cố vai trò dẫn dắt ở khu vực và mở rộng ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu thông qua hệ thống thể chế đa phương mới; một số nước tầm trung cũng tập hợp các nước vừa và nhỏ, tiến tới hình thành các trung tâm quyền lực mới nổi, dù quy mô trung tâm còn nhỏ. Những trung tâm quyền lực mới đã và đang được xác lập là Trung Quốc, Ấn Độ.

Ba là, quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới dù ít được nhắc đến dưới góc độ truyền thông, nhưng vẫn là chủ đề chính và là bản chất của thời đại, bất chấp những biến động mạnh mẽ của đời sống thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, Việt Nam hay sự tiến bộ rõ nét của Lào, Cu-ba,... trong hiện tại và tương lai tới đây, đã cho nhân loại thấy rõ một sự phát triển mới không dựa trên những mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội có phần xơ cứng ở thời kỳ trước, để đi tới xã hội xã hội chủ nghĩa ngày một thuyết phục. Đó là minh chứng sống động về những con đường sáng tạo, bám sát thực tiễn, không rập khuôn máy móc. Con đường xã hội chủ nghĩa ở các quốc gia nói trên nuôi dưỡng sự tiếp tục của chủ nghĩa xã hội hiện thực bằng những hướng đi mới để đi tới sự phồn vinh cho quốc gia, hạnh phúc và thịnh vượng cho quảng đại quần chúng nhân dân. Đó cũng là những ví dụ làm sụp đổ luận thuyết về “sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội” mà các học giả tư sản dày công nhào nặn, tuyên truyền.

Trong thời đại ngày nay, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới. Tất nhiên, nền hòa bình, hợp tác, phát triển ở nơi này, nơi khác vẫn mong manh, vẫn dễ bị tổn thương, tiếp tục đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn. Sự phụ thuộc lẫn nhau và đan xen lợi ích sâu sắc trong một thế giới toàn cầu hóa khiến các bên tuy cạnh tranh, đối đầu gay gắt, nhưng không đi đến đổ vỡ quan hệ hoàn toàn hay chiến tranh trên diện rộng. Ưu tiên hàng đầu của các nước vẫn là phát triển kinh tế nên các nước đều cần duy trì môi trường hòa bình. Những yếu tố bất ổn và căng thẳng trên thế giới ngày càng diễn biến khó lường.

Bốn là, cạnh tranh giữa các nước lớn tiếp tục trở thành yếu tố bao trùm môi trường quốc tế trong thời gian tới, sẽ tạo thêm những biến đổi sâu sắc chưa từng có tiền lệ, tiềm ẩn nguy cơ xung đột cục bộ hoặc xung đột lĩnh vực rất cao. Quan hệ nước lớn đan xen giữa cạnh tranh ở những lĩnh vực chiến lược và hợp tác ở một số lĩnh vực cụ thể có song trùng lợi ích; trong những năm gần đây, mặt cạnh tranh, đối đầu có phần nổi trội hơn. Lĩnh vực cạnh tranh trải rộng từ chính trị, an ninh, ngoại giao, thương mại, sản xuất, khoa học - công nghệ, văn hóa, nguồn nhân lực, tiền tệ,... Cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - Nga là nhân tố quyết định đến cục diện thế giới và quan hệ nước lớn thời gian qua và trong giai đoạn tới đây(1). Sự cạnh tranh này sẽ tạo nên những thay đổi căn bản, xáo trộn lớn ở tất cả các phương diện của đời sống thế giới, kể cả trong trường hợp hai nước Mỹ, Trung Quốc hay Mỹ, Nga “ngồi lại” với nhau cũng không thể kết thúc được sự xung đột, mâu thuẫn về chiến lược. Bởi Mỹ muốn duy trì vị trí số một thế giới, thiết lập trật tự “một cực” do Mỹ dẫn dắt, còn Trung Quốc là nhân tố thách thức mục tiêu của Mỹ, trong khi Nga muốn trở lại quỹ đạo quyền lực toàn cầu. Sự thách thức ấy đang hướng tới sự chủ động cao, không còn là sự phát triển tự nhiên như giai đoạn trước. Bên cạnh đó, nhiều cặp quan hệ nước lớn khác xuất hiện hoặc tiếp tục căng thẳng, rạn nứt (như quan hệ NATO - Nga, Ô-xtrây-li-a - Trung Quốc, Trung Quốc - Ấn Độ, Trung Quốc - Liên minh châu Âu (EU),...).

Một số vấn đề nổi bật của thế giới hiện nay
Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở thành phố Samarkand, Uzbekistan, ngày 15-9-2022_Ảnh: THX/TTXVN

Năm là, một số xu thế lớn được đẩy nhanh, nổi bật là:

1- Sự hoài nghi nhất định về toàn cầu hóa đã có từ trước và trong những năm vừa qua xu hướng nghịch chiều dưới tác động của chủ nghĩa dân tộc, dân túy, bảo hộ và thách thức của đại dịch COVID-19, xung đột ở U-crai-na. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế khách quan của thế giới, nhưng một số khía cạnh, một số thời điểm có thể bị đảo ngược (chứ không phải là “không bị đảo ngược” như nhận thức của giai đoạn trước). Bản chất của nền kinh tế thế giới đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau, phân công lao động quốc tế; con người cũng luôn hướng tới nhu cầu kết nối, giao lưu, đi lại,... Tuy nhiên, những mặt trái của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế được bộc lộ rõ nét hơn, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vừa qua. Trong thời gian tới, quá trình này sẽ điều chỉnh theo hướng cân bằng giữa tự do hóa, mở cửa với tự cường; cân bằng giữa hội nhập sâu rộng, toàn diện với tự chủ chiến lược; cân bằng giữa tham gia cuộc chơi chung với nâng cao khả năng chống chịu bên trong từng quốc gia, từng nền kinh tế. Tính bền vững, bao trùm được quan tâm hơn; chuyển đổi số và kinh tế số trở thành xu thế lớn; tiến trình khu vực hóa được đẩy nhanh hơn.

2- Cùng với toàn cầu hóa, luật pháp quốc tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức khi “luật chơi” và các thiết chế luật pháp quốc tế đã định hình từ trước bị một số nước xem nhẹ, vượt qua. Nếu như giai đoạn trước, việc gia tăng cạnh tranh nước lớn làm các thể chế đa phương gặp trì trệ trong giải quyết các vấn đề thì hiện nay, chủ nghĩa đa phương đang trở lại. Lợi ích quốc gia (có thể là lợi ích chính đáng hoặc không chính đáng) đã thúc đẩy một số nước thúc đẩy chính trị cường quyền, chủ nghĩa bá quyền trong quan hệ với các chủ thể khác.

3- Toàn cầu hóa, đẩy mạnh hội nhập và liên kết quốc tế, nhưng cũng tạo ra tình thế “kẻ thắng người thua”, tạo điều kiện cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa thực dụng phát triển. Đồng thời, một trong những xu thế không thuận lợi trong giai đoạn hiện nay đã được Đại hội XIII của Đảng chỉ ra là: chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng. Năng lực quản trị kém hiệu quả ở cả cấp độ quốc gia lẫn toàn cầu đã dẫn đến mâu thuẫn, khủng hoảng xã hội và sự nổi dậy của các phong trào cực đoan(2). Bên cạnh đó, nhiều nước lớn từng là cường quốc trong lịch sử ngày càng trở nên quyết đoán hơn để khôi phục lại vị thế lịch sử, làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cường quyền nước lớn. Cạnh tranh nước lớn gia tăng tạo thách thức trực tiếp lên các chủ thể yếu hơn, các nước nhỏ, vùng lãnh thổ sẽ đứng trước sức ép phụ thuộc vào một nước lớn hoặc bị “kẹt” giữa nhiều nước lớn hoặc “buộc phải chọn bên”.

4- COVID-19 đã đẩy kinh tế thế giới vào suy thoái, thậm chí có ý kiến cho rằng, đây là khủng hoảng sâu nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và rộng nhất kể từ năm 1870(3); sau đó, khi chưa kịp hồi sinh rõ nét, vấn đề xung đột giữa Nga - U-crai-na diễn ra đã đẩy cục diện kinh tế thế giới vào khó khăn mới. Có nhiều kịch bản về triển vọng phục hồi kinh tế được đưa ra như hình chữ V (tăng trưởng mạnh mẽ sau suy thoái), chữ U(suy thoái dài rồi mới tăng trưởng trở lại), hay chữ N(tăng trưởng rồi lại suy giảm)(4). Trên thực tế thì kịch bản hình chữ K đang xảy ra trong thời gian gần đây. Theo đó, các nền kinh tế sẽ suy giảm theo chiều thẳng đứng, nối tiếp là hai mô hình đối lập, một bên phục hồi tích cực và một bên tiếp tục suy giảm mạnh... Xảy ra theo mô hình nào còn tùy thuộc vào khả năng chống chịu và thích nghi với giai đoạn hậu đại dịch và những vấn đề mới như xung đột giữa Nga - U-crai-na. Các nước phát triển khôi phục được một cách cơ bản quy mô kinh tế trước đại dịch COVID-19 vào năm 2021, nhưng đến năm 2022, các nước tiếp tục bước vào chu trình suy giảm trước tác động vô cùng phức tạp của xung đột giữa Nga - U-crai-na.

Trong thời gian tới, tăng trưởng kinh tế thế giới và thương mại, đầu tư quốc tế có xu hướng khó lường, nợ công và rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế, lạm phát, bất bình đẳng trong xã hội do tác động từ khó khăn kinh tế gia tăng(5).

5- Hệ thống sản xuất và phân phối toàn cầu sẽ phân tách mạnh mẽ. Mỹ và các nước tư bản quyết tâm “ly khai khỏi nền kinh tế Trung Quốc”. Nghĩa là sẽ thúc đẩy mạnh việc tạo lập chuỗi cung ứng mới (loại bỏ hoàn toàn sự lệ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc). Theo nhiều nhà nghiên cứu, xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đã bắt đầu từ năm 2019 khi cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc trở nên căng thẳng và gia tăng mạnh mẽ sau khi đại dịch COVID-19 bộc lộ tính chất dễ tổn thương nếu phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, khiến nhiều quốc gia và doanh nghiệp nhận thức rõ tầm quan trọng của đa dạng hóa chuỗi cung ứng(6). Bên cạnh Mỹ và các nước lớn, nhiều sáng kiến mới do các nước tầm trung dẫn dắt xuất hiện để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ hoặc Trung Quốc(7). Để đối phó, Trung Quốc đề xuất “vòng tuần hoàn kép” (tức xây dựng “vòng tuần hoàn bên trong” để thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu dùng nội địa, giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu; và “vòng tuần hoàn bên ngoài” để cấu trúc lại hệ thống các đối tác toàn cầu nhằm bảo đảm sự ổn định của nguồn cung nguyên nhiên liệu, sự ổn định của thị trường tiêu thụ, chống lại sự phá vỡ hệ thống các đối tác của Mỹ).

Một số vấn đề nổi bật của thế giới hiện nay
Công nhân kiểm tra chất lượng sản phẩm tại nhà sản xuất chất bán dẫn ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc_Nguồn: Getty Images

Sáu là, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tiếp tục phát triển mạnh sẽ tạo nên những thành quả đồ sộ, cấp số nhân trong thời gian ngắn. Trong đó, công nghệ số phát triển mạnh mẽ, đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc. Sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - công nghệ sẽ tiếp tục đạt tầm mức mới, thúc đẩy hội nhập kinh tế và đưa sự phát triển của xã hội loài người lên một trình độ cao hơn, các nền kinh tế tri thức xuất hiện phổ biến trên thế giới. Khoa học - công nghệ sẽ tạo điều kiện phát triển vượt bậc nếu các nước có thể ứng dụng những thành tựu mới để phát triển kinh tế số, xã hội số. Số hóa sẽ tạo ra đột phá về lực lượng sản xuất, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,... Đặc biệt, số hóa và hệ thống công nghệ mới cho phép các quốc gia đi sau có thể tiến thẳng vào công nghệ cao, không cần trải qua các làn sóng công nghệ cũ. Nhưng, sự phát triển quá nhanh chóng của khoa học - công nghệ cũng tạo ra nguy cơ tụt hậu, gia tăng khoảng cách phát triển, tạo ra nhiều thách thức xã hội lớn (nhất là vấn đề lao động, việc làm) và đặt ra một thực tế vô cùng khắc nghiệt đối với các nước đang phát triển.

Đồng thời, lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia thay đổi khiến cho tình trạng chạy đua, đối kháng về khoa học - công nghệ, đối kháng về kinh tế, cạnh tranh tài nguyên, cạnh tranh nguồn nhân lực chất lượng cao, chạy đua bảo vệ sở hữu trí tuệ... giữa các nước ngày càng gay gắt. Một số nước đã thể hiện và chiếm lĩnh được vị thế tiên phong trong làn sóng công nghệ mới sẽ có ưu thế lớn để phát triển mạnh mẽ trong thời gian ngắn sắp tới. Một số lĩnh vực cụ thể đã bắt đầu xuất hiện xu hướng phân tách, rõ nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao(8), thể hiện qua việc chuyển hướng dòng đầu tư, mức độ trao đổi hàng hóa sụt giảm, hay cấm vận doanh nghiệp của nước đối thủ.

Bên cạnh đó, những vấn đề toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp và tần suất ngày càng nhiều hơn. Các vấn đề toàn cầu và các vấn đề an ninh phi truyền thống có tác động sâu rộng mang tính xuyên quốc gia, vừa là mối đe dọa cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Đặc biệt, tính phức tạp thể hiện ở chỗ, hầu hết các vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống đều có sự đan xen chặt chẽ với nhau, trong mọi mặt của đời sống quan hệ quốc tế và liên quan mật thiết đến an ninh truyền thống, do đó, một vấn đề có thể làm trầm trọng thêm rất nhiều các vấn đề khác. Dịch bệnh COVID-19 là từ khóa nổi trội nhất của năm từ năm 2020 đến 2022, nhưng trong 30 năm gần đây, thế giới cũng đã phải đối mặt với nhiều đại dịch, như HIV/AIDS, SARS, H5N1, H7N9, Ebola... Nếu trước đây, tần suất xuất hiện của đại dịch là khoảng một vài thế kỷ, thì hiện nay chỉ khoảng vài năm. Biến đổi khí hậu toàn cầu hiện là thách thức an ninh phi truyền thống lớn nhất đối với thế giới, đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của loài người. Vấn đề an ninh mạng tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát sinh những xung đột mới với nhiều hệ lụy bất ổn đối với các quốc gia. Các cuộc cạnh tranh về tài nguyên, như nước, lương thực, năng lượng... là nguyên nhân trực tiếp của nhiều cuộc xung đột cục bộ và nguyên nhân sâu xa của xung đột địa - chính trị tại nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới.

Châu Á - Thái Bình Dương (hay Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương) có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Châu Á - Thái Bình Dương, rộng hơn là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sẽ tiếp tục là khu vực chiến lược quan trọng nhất của thế giới thời gian tới. Hầu hết các cường quốc hàng đầu thế giới hiện nay đều tập trung ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là khu vực phát triển năng động nhất thế giới bởi tập trung hầu hết các “vành đai sinh trưởng” lớn của thế giới tại đây. Đây cũng là khu vực đi đầu về liên kết kinh tế với mạng lưới FTA dày đặc(9). Đặc biệt, liên kết kinh tế số tại khu vực được đẩy mạnh do tác động của bối cảnh đại dịch COVID-19(10). Tuy nhiên, khu vực này cũng là địa bàn trọng tâm của cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc sẽ tiếp tục biến động phức tạp, khó lường trong nhiều thập niên tới. Xung đột diện rộng không xảy ra tại châu Á - Thái Bình Dương, nhưng những điểm nóng an ninh luôn diễn biến phức tạp(11). Khu vực không có cơ chế an ninh bao trùm nào có khả năng giải quyết xung đột, mà chỉ có các cơ chế kiểm soát xung đột thông qua đối thoại (ví dụ như ARF, ADMM+, Shangri-La). Các căng thẳng, bất ổn vốn kéo dài từ nhiều thập niên trước và trong tương lai tại khu vực này cũng chưa có biện pháp nào có thể giải quyết triệt để.

Bảy là, Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10-2022) đã đề ra nhiều quyết sách lớn với quyết tâm đưa Trung Quốc thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại có sức mạnh tổng hợp lên tầm mức mới, bước đến vai trò trung tâm của vũ đài chính trị thế giới. Đại hội đã xác định tâm thế mới chưa từng có của Trung Quốc với thế và lực đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để bước vào một trào lưu, làn sóng phát triển mới nhằm cán những đích mới vĩ đại hơn.

Đại hội XX xác định, Trung Quốc sẽ cải cách triệt để hoạt động đối ngoại để có một mô hình tiếp cận khác hiệu quả hơn, làm mọi cách để Trung Quốc được đón chào hơn, có quan hệ bền vững hơn trong quan hệ với các đối tác trên toàn thế giới. Trung Quốc xác định khắc phục triệt để tất cả các khiếm khuyết đối ngoại để xây dựng vững chắc các quan hệ và xây dựng một hình ảnh quốc tế mới theo hướng đề cao trách nhiệm thực chất, uy tín thực chất, vai trò ngày một trung tâm, tham gia định hình “luật chơi” toàn cầu (không chỉ là tham gia, mà là chủ động xây dựng “luật chơi”). Trung Quốc xác định, khắc phục triệt để các hạn chế để thế giới có con mắt khác, quan điểm khác, thiện chí khác đối với Trung Quốc, yên tâm hợp tác với Trung Quốc, tôn trọng tình bạn với Trung Quốc. Phải quan tâm thực chất đến hiệu quả hợp tác, lợi ích thực chất của tất cả các đối tác.

Điểm đáng lưu tâm liên quan đến chiến lược chung của Trung Quốc là Đại hội XX xác định, chủ nghĩa xã hội trên thế giới đã chuyển sang một giai đoạn mới có cơ sở hơn để tạo lập một con đường thuận lợi cho chủ nghĩa xã hội hiện thực. Trong đó, sự sống động và hiệu quả của mô hình Trung Quốc là nhân tố trung tâm của chủ nghĩa xã hội. Nhưng đã đến lúc phải mở rộng hơn nữa không gian ảnh hưởng của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc phấn đấu là nhân tố trung tâm, quy tụ các đảng cộng sản, các đảng công nhân, các đảng cánh tả trên thế giới, đoàn kết với lực lượng tiến bộ trên thế giới để tạo lập thế trận mới cho con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực. Đây là một kênh ngoại giao, một mặt trận đối ngoại mới có ý nghĩa đặc biệt đối với việc mở rộng các lợi ích, vị thế quốc tế và ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới.

Theo Tạp chí Cộng sản

Bill Gates dự báo lạc quan về thế giới trong những thập niên tới

Bill Gates dự báo lạc quan về thế giới trong những thập niên tới

Tuy thế giới vẫn đối mặt nhiều thách thức, song tỷ phú Bill Gates tin rằng, những người được sinh ra trong vài thập niên tới sẽ có điều kiện tốt hơn bất cứ thời điểm nào trước kia.