Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

MC Thanh Bạch: “Mục tiêu của tôi là đem lại niềm vui cho mọi người”

00:00 | 30/03/2013

2,681 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Có nhiều ý kiến ngược chiều về Thanh Bạch. Có người thích có người không thích. Nhưng hầu hết khán giả và thậm chí cả đồng nghiệp đều phải thừa nhận tài năng đặc biệt của Thanh Bạch trong nghề dẫn chương trình.

- Mấy chục năm đứng trên sàn diễn dẫn chương trình từ Bắc chí Nam, Thanh Bạch được tôn vinh là một trong những MC số 1. Có cảm giác trước mắt anh không còn ngọn núi nào để vượt qua nữa? Liệu mục tiêu sự nghiệp, mục tiêu sống bây giờ của Thanh Bạch có gì khác với “ngày xưa”, thời chưa thành danh?

- Khi còn trẻ, tôi cũng có nhiều mục tiêu, nhiều ước vọng lớn lao, nếu không đạt được thì cảm thấy buồn bã, chán nản. Càng lớn tuổi thì mục tiêu đặt ra cho mình lại càng gần lại. Và đến bây giờ thì không đặt ra mục tiêu gì hết nữa. Mục tiêu duy nhất là mang niềm vui cho mọi người xung quanh, cũng có nghĩa là bản thân mình được hưởng thụ niềm vui, hạnh phúc từng ngày từng giờ.

- MC không chỉ là người nói, dẫn dắt chương trình mà còn phải là người làm chủ sân khấu, thân thiện mà không thành suồng sã, chừng mực mà không thành lạnh nhạt. Về cơ bản, với tôi, MC là một nghề cực khó. Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm của bản thân?

- Khi dẫn Vietnam’s Got Talent, trước khi quay một chương trình mới, tôi thường ngồi xem lại các số cũ, xem lại tiết mục của từng thí sinh, rồi ngồi suy nghĩ tối nay mình phải làm gì để cộng hưởng với các bạn ấy. Điều này thật ra không quan trọng lắm và cũng không ai bắt mình phải làm, nhưng nếu mình chú ý một chút, sáng tạo một chút thì sẽ mang lại niềm vui cho các thí sinh. Các bạn ấy sẽ diễn hay hơn, giám khảo và khán giả trong trường quay cũng sẽ thấy hứng thú hơn, cuồng nhiệt hơn. Đương nhiên chương trình cũng sẽ trở nên hấp dẫn hơn.

- Phần lớn Gameshow bây giờ là dành cho khán giả trẻ, anh thì nói thật cũng đã “đứng tuổi” rồi. Vậy theo anh, MC nên xuất hiện trong trang phục như thế nào để vừa không lạc lõng với không khí của chương trình lại đảm bảo phù hợp lứa tuổi?

- Trang phục cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của MC. Trang phục của MC phải phù hợp với từng chương trình. Đôi khi nó còn phải phù hợp với người chơi, với các tiết mục và giám khảo nữa. Chẳng hạn như trong một chương trình “Gương mặt thân quen”, Kyo York mặc áo dài hát “Hòn vọng phu”. Nếu tôi cũng mặc áo dài từ đầu chương trình thì nó lại không phù hợp với các tiết mục quốc tế, nhưng nếu không mặc thì lại tiếc vì đó là nét đặc trưng của Việt Nam. Suy đi tính lại cuối cùng tôi quyết định mặc áo dài và đi ra sớm 3 bước, đứng giống hệt Kyo, lúc đó đang tạo hình tượng Hòn vọng phu. Điều đó vừa làm cho khán giả vui, vừa tạo một điểm nhấn đặc trưng rất Việt Nam.

Trong đêm chung kết của chương trình này, tôi đã tính thay bộ đồ khác cho rực rỡ hơn khi công bố kết quả, nhưng sợ có sự cố bất ngờ xảy ra, lúc đó MC đang thay đồ ứng biến không kịp, nên cuối cùng quyết định chỉ đeo thêm một cái nơ, và để tạo cao trào cho điểm kết, không còn cách nào khác tôi đành phải đeo mắt kiếng có chớp đèn. Khi công bố tên ai đoạt giải thì cái mắt kiếng sẽ mở lên và chớp đèn để thu hút sự chú ý tối đa về phía sân khấu. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ giúp mọi người thấy buồn cười, giúp giảm bớt không khí căng thẳng lúc trao giải. Mỗi nghệ sĩ đều có fan của mình, nhưng ngôi vị cao nhất chỉ có một, chính vì vậy mà fan của những người không đoạt giải chắc chắn sẽ rất buồn. Lúc đó cái mắt kiếng của tôi sẽ khiến mọi người thấy “Thanh Bạch mắc cười quá”  - điều  đó có nghĩa là vào khoảnh khắc đó người ta cũng sẽ phân tâm mà thấy đỡ hụt hẫng hơn.

Trước mỗi chương trình, tôi thường trao đổi trước với đại diện nhà sản xuất, mình sẽ nói những gì, làm những gì và ăn mặc như thế nào. Nhưng đối với khán giả thì luôn phải giữ tính bất ngờ, bởi bất ngờ là chất xúc tác để tăng độ nóng của chương trình, để chương trình càng ngày càng hấp dẫn hơn.

MC phải có suy nghĩ đa chiều, vì suy nghĩ của khán giả vốn rất đa chiều. Có người thích người này có người thích người kia và họ mong chờ giây phút thần tượng của mình dành chiến thắng. Mỗi người sẽ có một suy nghĩ rất riêng. Lúc đó nếu tôi ăn mặc bình thường, không làm một điều gì đặc biệt, cũng được thôi . Nhưng như vậy thì ai “giải tỏa” nỗi buồn cho những người đang buồn, giảm bớt căng thẳng cho những người đang quá căng thẳng. Pha trò lúc đó người ta không nghe, giờ phút đăng quang cao trào rất lớn, không ai còn nghe mình nói cái gì đâu.

Đó có phải là lý do khiến anh thường xuyên thay đổi trang phục trong một buổi diễn?

- Đó là việc hoàn toàn có ý đồ, chứ không phải đơn thuần là tôi thích thay cho đẹp. Tuy nhiên, cũng có lý do cá nhân là sau một bài nhảy tôi bị đổ mồ hôi rất  nhiều nên phải thay áo khác cho thoải mái.

- Nghe anh kể càng thấy nghề này đúng là công phu, không chỉ cần trí tuệ, phông văn hóa, khả năng hài hước hay cái duyên sân khấu mà còn phải đầu tư từng tiểu tiết. Cá nhân anh, mỗi khi lên sân khấu, tâm niệm lớn nhất là gì?

- Để tạo nên thành công của một chương trình cần 3 yếu  tố: MC, khán già và người chơi. MC phải luôn tạo ra đường link của các yếu tố này. Nếu khán giả chán thì người chơi cũng không còn tinh thần để thể hiện phần thi của mình. Với đối tượng khán giả được chia làm đôi, khán giả tại trường quay và khán giả xem truyền hình thì mình bắt buộc phải chọn khán giả đang ngồi xem trực tiếp vì họ là yếu tố quan trọng làm nên thành công của chương trình. Những chuyện này không có gì mới cũng không có gì khó hết nhưng tại sao lại có rất ít người làm được?

- Vậy tại sao anh đã làm được?

- Khi tôi học ở  bên Nga thầy giáo của tôi dạy rằng, khán giả trong khán phòng dù yêu, dù ghét thì mình cũng phải làm hài lòng họ, để giữ được không khí của chương trình. Làm cho họ vui thì ngọn lửa niềm vui ấy nó sẽ bùng lên, khiến cho các tiết mục hay sẽ càng  hay hơn. Công thức đơn giản: người nào có mặt trong khán phòng là khán giả của mình và mình phải giữ lửa cho họ.

Từ công thức này tôi suy ra, trong năm phút quảng cáo không ai yêu cầu tôi phải làm cho khán giả  vui vì điều này đã có hoạt náo viên làm từ đầu chương trình rồi. Nhưng tôi vẫn nguyện ý làm hoạt náo viên vào cả những giây phút không lên hình đó. Ngoài những gì thể hiện trên sân khấu, đôi khi tôi phải chuẩn bị những câu chuyện vui để pha trò cho khán giả cười. Phân công từng công việc đâu ra đó, phục vụ cho khán giả trường quay, phục vụ cho khán giả truyền  hình và cộng hưởng giữa khán giả trường quay và khán  giả truyền hình. Để làm được tất cả những công việc này đòi hỏi phải có sức khỏe, phải biết giữ cân bằng về cả thể chất lẫn tinh thần.

- Cám ơn Thanh Bạch vì những chia sẻ chân thành của mình.

Thành Lê (Thực hiện)