Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Mạng xã hội là “con dao hai lưỡi”

12:12 | 28/09/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ông Khuất Quang Mậu - Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam - trao đổi với phóng viên Báo Năng lượng Mới về việc sử dụng mạng xã hội (MXH) khi triển khai các phong trào, hoạt động liên quan đến đoàn viên công đoàn, người lao động ngành điện.    

PV: Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức đã sử dụng MXH để kết nối, cung cấp dịch vụ… Ông suy nghĩ gì về cách làm này?

mang xa hoi la con dao hai luoi

Ông Khuất Quang Mậu: Với sự bùng nổ của CMCN 4.0, các giao thức kết nối cũng phát triển mạnh, không chỉ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mà còn là cơ hội để các cấp chính quyền có thêm kênh thông tin tiếp xúc với người dân. Vai trò của MXH đã và đang được các tổ chức, cơ quan nhà nước của nhiều quốc gia sử dụng hiệu quả, góp phần thu hẹp khoảng cách với người dân. Ở nước ta hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương đang nỗ lực kết nối với người dân thông qua MXH.

Công đoàn Điện lực Việt Nam coi MXH (cụ thể là Facebook) là kênh thông tin quan trọng trong việc thực hiện vai trò, chức năng của mình, tạo mối liên kết vững chắc giữa đoàn viên, người lao động và doanh nghiệp, xây dựng môi trường làm việc hài hòa, thân thiện và phát triển. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng rất chú trọng chắt lọc, bảo đảm an ninh thông tin trên MXH khi truyền tải thông tin tới đoàn viên, người lao động sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

PV: Thời gian qua, các cấp Công đoàn Điện lực Việt Nam đã sử dụng MXH để triển khai các phong trào, các hoạt động hướng về đoàn viên, người lao động tại cơ sở như thế nào, thưa ông?

Ông Khuất Quang Mậu: Bám sát yêu cầu thực tiễn đặt ra, các cấp Công đoàn Điện lực thông qua MXH để đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là nội dung có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của đoàn viên công đoàn, người lao động. Nhiều hoạt động gắn với những ngày lễ lớn, trọng đại của đất nước được tuyên truyền qua MXH đã tạo được sự tương tác giữa công đoàn với đoàn viên, thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia. Những tấm gương điển hình trong phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng nếp sống mới, những cách làm hay tại cơ sở đều được truyền tải đến đoàn viên, người lao động trong và ngoài ngành điện. Đây thực sự là kênh thông tin hữu ích, gắn kết đoàn viên, người lao động với tổ chức công đoàn.

PV: Ông có thể cho biết, thông qua Facebook, các cấp Công đoàn Điện lực Việt Nam đã nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động như thế nào?

Ông Khuất Quang Mậu: Facebook đã truyền tải được những vấn đề mà chúng ta không thể tìm thấy trong các báo cáo. Ở đây, đoàn viên, người lao động có thể chia sẻ nhiều khía cạnh khác nhau về công việc và cuộc sống của mình. Từ đó, công đoàn có thể nắm bắt, kịp thời giải quyết những tâm tư, nguyện vọng của họ, hạn chế những tiêu cực dẫn đến đình công, lãn công, ngừng việc tập thể...

Vừa qua, người lao động tại một số đơn vị trong ngành điện đã có những thắc mắc, lo lắng về việc làm, thu nhập của mình khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sắp xếp lại sản xuất, tái cơ cấu doanh nghiệp. Nhờ có Facebook, Công đoàn Điện lực Việt Nam đã nắm bắt và kịp thời phối hợp với công đoàn cơ sở, tuyên truyền vận động đoàn viên, người lao động hiểu và đồng thuận với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các giải pháp của EVN.

mang xa hoi la con dao hai luoi
Công đoàn Điện lực Việt Nam coi việc định hướng, chắt lọc thông tin khi truyền tải tới đoàn viên, người lao động qua Facebook là việc làm cần thiết và quan trọng

Gần đây nhất, trong đợt điều chỉnh tăng giá điện, Công đoàn Điện lực Việt Nam đã chủ động tham gia, nắm bắt kịp thời dư luận xã hội, đồng thời cung cấp những thông tin chính xác, khách quan, giúp cho khách hàng cũng như người dân sử dụng điện hiểu rõ bản chất của việc tăng giá điện, từ đó có sự đồng thuận và sẻ chia với những khó khăn của ngành điện.

PV: Bên cạnh những mặt tích cực của MXH, Công đoàn Điện lực Việt Nam có giải pháp gì hạn chế những tiêu cực để khai thác hiệu quả MXH?

Ông Khuất Quang Mậu: MXH nói chung, Facebook nói riêng, có những mặt tích cực và tiêu cực. Có thể nói, MXH là “con dao hai lưỡi”. Nếu đoàn viên, người lao động không biết cân nhắc khi chia sẻ, bình luận, hay đưa ra những phát ngôn trái với quy định của pháp luật, sẽ gây ảnh hưởng đến cộng đồng, cơ quan, đơn vị. Vì vậy, Công đoàn Điện lực Việt Nam coi việc định hướng, chắt lọc thông tin khi truyền tải tới đoàn viên, người lao động qua Facebook là việc làm cần thiết và quan trọng.

Công đoàn Điện lực Việt Nam sẽ sớm xây dựng các giải pháp bảo đảm an ninh thông tin, ngăn ngừa sự xâm nhập của những thông tin xấu từ bên ngoài, lợi dụng dư luận xã hội, xuyên tạc chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng đến hình ảnh của EVN.

Cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động chăm lo, bảo vệ những lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động, Công đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thường xuyên tổ chức các buổi giới thiệu, tuyên truyền về Luật Công chức - Viên chức, Luật An ninh mạng... góp phần nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của đoàn viên, người lao động với cơ quan, tổ chức khi tham gia MXH, từ đó có định hướng, xây dựng phong cách sống tích cực, nhân văn, tất cả vì cộng đồng, phản bác lại những luận điểm sai trái trên MXH, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng xã hội.

Thời gian tới, Công đoàn Điện lực Việt Nam sẽ sớm xây dựng các giải pháp bảo đảm an ninh thông tin, ngăn ngừa sự xâm nhập của những thông tin xấu từ bên ngoài, lợi dụng dư luận xã hội, xuyên tạc chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng đến hình ảnh của EVN.

Đặc biệt, Công đoàn Điện lực Việt Nam luôn chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ tuyên truyền viên, báo cáo viên, xác định đây là lực lượng nòng cốt, có vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, kịp thời nắm bắt những vấn đề bức xúc của đoàn viên, người lao động, khắc phục hiệu quả những hạn chế, bất cập, không để hình thành “điểm nóng”, những xu hướng tiêu cực trên MXH.

PV: Xin cảm ơn ông

Hà Việt