Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Luật Đấu thầu (sửa đổi) cần rà soát, làm rõ một số nội dung

11:37 | 07/11/2022

300 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường tán thành về sự cần thiết sửa đổi Luật, đồng thời đề nghị rà soát, làm rõ một số nội dung.
Luật Đấu thầu (sửa đổi) cần rà soát, làm rõ một số nội dung
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng nay 7/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Trình bày Tờ trình dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) được xây dựng trên cơ sở 5 nhóm chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua, gồm 10 Chương, 98 Điều. So với Luật Đấu thầu năm 2013, Luật này đã sửa đổi 75 điều, bổ sung mới 21 điều, giữ nguyên 2 điều, bãi bỏ 12 điều.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu rõ, thực tiễn thi hành Luật Đấu thầu 2013 trong thời gian qua đã đặt ra yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi toàn diện Luật này do phát sinh một số hoạt động mua sắm, đấu thầu; một số quy định của Luật đã phát sinh vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện…

Bên cạnh đó, hiện nay, Việt Nam đã ký kết, tham gia 15 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó 3 hiệp định có nội dung về cam kết mở cửa thị trường mua sắm công. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Luật Đấu thầu là yêu cầu cấp bách để bảo đảm thực thi đầy đủ và có hiệu quả cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường mua sắm công theo các hiệp định nêu trên.

Từ những lý do trên, Bộ trưởng nhận định việc xây dựng dự án Luật nhằm tiếp tục tạo dựng khung pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất về đấu thầu, mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước. Đồng thời, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật; khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế trong hoạt động đấu thầu.

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường tán thành về sự cần thiết sửa đổi Luật nhằm tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp luật đầy đủ; kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành; nâng cao tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức; cắt bỏ một số thủ tục trình, thẩm định, phê duyệt ở cấp trung gian không cần thiết; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân định rõ trách nhiệm trong đấu thầu; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong đấu thấu, lựa chọn nhà thầu và quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước; phòng chống hiệu quả gian lận, tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực đấu thầu.

Về mục tiêu, quan điểm, yêu cầu sửa đổi Luật, đại diện cơ quan thẩm tra cho biết, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách cơ bản nhất trí với các mục tiêu, quan điểm, yêu cầu và các nhóm chính sách đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ và đề nghị bổ sung, nhấn mạnh các mục tiêu, quan điểm, yêu cầu cơ bản.

Thứ nhất, việc sửa đổi luật phải bám sát và thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các chỉ thị, nghị quyết liên quan, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, góp phần công khai, minh bạch, tiết kiệm, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong mua sắm đầu tư công, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản của Nhà nước.

Thứ hai, tập trung nghiên cứu sửa đổi những nội dung nhằm khắc phục những vấn đề tồn tại, vướng mắc, thiếu đồng bộ, bất cập trong quá trình thực hiện; giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần có sự điều chỉnh của Luật; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch, cạnh tranh, công bằng; bổ sung các quy định mới nhằm quản lý chặt chẽ hơn vốn nhà nước, giảm thiểu các hành vi gian lận trong đấu thầu, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời, luật hóa những quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành đã áp dụng hiệu quả trong thời gian qua, hạn chế tối đa việc giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành để đảm bảo hiệu lực thi hành của luật.

Thứ ba, bảo đảm tính khả thi, ổn định, thống nhất, đồng bộ với các luật khác, bao quát toàn diện các vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đấu thầu và cơ chế kiểm tra, giám sát, giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu.

Thứ tư, việc sửa đổi luật phải bảo đảm chặt chẽ, song không làm phát sinh thêm những vấn đề phức tạp, khó khăn mới. Đối với các quy định mới cần rà soát kỹ, đánh giá tác động đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ thuyết phục; tham khảo kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện Luật phù hợp với các Hiệp định Việt Nam đã ký kết, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Về tên của dự án Luật, đại diện cơ quan thẩm tra Dự án Luật, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nhất trí với tên của dự án Luật là Luật Đấu thầu vì Luật đã có quá trình thực hiện trong thời gian khá dài, đã phát huy hiệu quả trong thực tiễn, việc giữ tên dự án Luật như trước đây là phù hợp.

Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Phú Cường đề nghị rà soát, làm rõ một số nội dung cụ thể. Thứ nhất, dự thảo Luật quy định 9 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên các hành vi bị cấm chủ yếu quy định đối với nhà thầu; các hành vi cấm đối với người có thẩm quyền, chủ đầu tư, người có ảnh hưởng ít được quy định; trong khi dự thảo Luật đã bổ sung một điều mới về đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư (Điều 18) và sửa đổi, bổ sung cơ bản quy định về hủy thầu (Điều 17) với việc trao nhiều quyền hạn cho người có thẩm quyền, chủ đầu tư. Do đó, đề nghị rà soát các hành vi cấm theo nhóm chủ thể để dễ áp dụng: nhóm hành vi cấm chung, nhóm hành vi cấm đối với người có thẩm quyền, chủ đầu tư; nhóm hành vi cấm đối với tổ chuyên gia, tổ chấm thầu; nhóm hành vi cấm đối với nhà thầu.

Thứ hai, đề nghị quy định rõ về hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, có thể dẫn chiếu tới quy định Bộ Luật hình sự để thống nhất áp dụng trên thực tiễn, làm rõ phạm vi liên quan đến môi giới, hối lộ trong đấu thầu, hành vi thông thầu; quy định rõ hành vi cản trở trong đấu thầu, vì trên thực tế việc cản trở quá trình đấu thầu thường xảy ra đa dạng, phức tạp, tác động tiêu cực và làm ảnh hưởng đến thời gian, kết quả, hiệu quả của công tác đấu thầu.

Thứ ba, về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách thống nhất với những quy định ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 10 dự thảo Luật, ngoài ra, đề nghị rà soát quy định cụ thể các ưu đãi, không quy định chung chung dẫn đến khó áp dụng trong thực tế hoặc tùy nghi áp dụng.

P.V