Loại vắc xin có thể tiêm cho học sinh hiện rất hiếm
Cuối tháng 8/2021, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã giao Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD&ĐT triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em.
Thủ tướng yêu cầu, Bộ Y tế quy định độ tuổi tiêm các loại vắc xin để tính toán phân bổ, có kế hoạch tiêm vắc xin phù hợp. Chúng ta làm tất cả nhưng gì có thể làm được để các cháu được tiêm vắc xin. Tiếp tục rà soát, bổ sung sớm cho những nơi thiếu vắc xin cho giáo viên. Đồng thời với việc tiêm vắc xin, cần bảo đảm các điều kiện vật chất và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch khác khi học sinh trở lại học bình thường, an toàn.
Sau hội nghị, đến nay, Sở GD&ĐT TP HCM đã có tờ trình đề nghị UBND TP có kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin mũi 1 và mũi 2 cho học sinh 12-18 tuổi với nguồn vắc xin phù hợp.
(Ảnh minh họa) |
Việc tiêm vắc xin cần tổ chức trước khi kết thúc học kỳ 1 để học sinh có thể đến trường học tập trực tiếp vào học kỳ 2. Số lượng đề xuất tiêm vắc xin là hơn 642.000 học sinh. Đồng thời, việc tiêm vắc xin cho học sinh từ 12-18 tuổi cũng nhằm đảm bảo cho học sinh TP được an toàn, an tâm; tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện, giữ vững chất lượng giáo dục trước tình hình dịch đang diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, TS.BS Phạm Quang Thái - Trưởng Văn phòng tiêm chủng phía Bắc thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - cho biết: "Trong các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm, hiện chỉ có vắc xin Pfizer đã được phê duyệt để tiêm cho người từ 12 đến 18 tuổi. Cũng theo TS Phạm Quang Thái, tại Việt Nam hiện chưa tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em vì số lượng vắc xin còn hạn chế, cần nhắm đến đối tượng nguy cơ cao hơn.
Bên cạnh đó, trẻ em nếu mắc Covid-19 thường có triệu chứng, biến chứng nhẹ hơn rất nhiều so với người lớn mắc bệnh. Tại nước ta, tỉ lệ bệnh nhi mắc Covid-19 trở nặng và tử vong hiện thấp hơn nhiều so với nhóm người lớn.
TS.BS Phạm Quang Thái cũng cho hay, đã ghi nhận những trường hợp viêm cơ tim sau khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em (dù rất hiếm).
"Trẻ em rất hiếu động, không để ý dấu hiệu sức khỏe sau tiêm như người lớn. Nếu có những hành động quá sức như nô đùa, thể thao sẽ ảnh hưởng sức khỏe nhiều. Do đó, khi tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho trẻ em thì cần theo dõi cẩn trọng giống như tiêm các loại vắc xin khác trong chương trình tiêm chủng mở rộng" - TS Thái nói.
Xuân Hinh (t/h)
-
Hoàn thành tiêm vắc xin mũi 2 cho trẻ 5-12 tuổi trong quý II/2022
-
Trẻ 5-11 tuổi mới tiêm vaccine khác có được tiêm phòng Covid-19 ngay?
-
Từ ngày 14/4, bắt đầu tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
-
Hà Nội yêu cầu khắc phục việc áp dụng quy định chống dịch gây bức xúc
-
Phú Thọ: Đảm bảo an toàn tiêm vắc xin cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 30/10/2024: Tuổi Ngọ trên đà tăng tiến, tuổi Thân hướng đi triển vọng
- Tử vi ngày 29/10/2024: Tuổi Dậu cải thiện tài chính, tuổi Tuất kinh doanh có lợi
- Tử vi ngày 28/10/2024: Tuổi Tỵ tình duyên tươi sáng, tuổi Dần tin tức tốt lành
- Tử vi ngày 27/10/2024: Tuổi Sửu nhận được tín nhiệm, tuổi Tuất khẳng định vị thế
- Tử vi ngày 26/10/2024: Tuổi Mão ấn tượng tốt đẹp, tuổi Mùi tràn đầy năng lượng
- Tử vi ngày 25/10/2024: Tuổi Thìn phát huy tài lẻ, tuổi Thân tiến triển tích cực
- Tử vi ngày 24/10/2024: Tuổi Tý quý nhân che chở, tuổi Ngọ tài lộc rực rỡ
- Tử vi ngày 23/10/2024: Tuổi Dần phát huy tiềm năng, tuổi Dậu cơ hội phát triển