Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Lệnh quan & Lòng dân

07:00 | 12/01/2013

1,422 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - (Petrotimes) - Lâu nay, trong cuộc sống vẫn thường có chuyện hễ văn bản ban ra, do chuẩn bị không kỹ, hay có những điều, những khoản vẫn còn bất cập khiến người dân băn khoăn lo ngại, thậm chí lên tiếng kêu cứu. Tuy nhiên, điều đáng mừng là các cơ quan soạn thảo đã biết lắng nghe, căn chỉnh để tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Chẳng hạn Nghị định 71 về xử phạt vi phạm luật an toàn giao thông khi áp dụng “vướng” ngay ở nội dung xe chính chủ. Lắng nghe ý kiến công dân, Bộ Công an đã có ngay chỉ lệnh tạm hoãn không xử lý một số điều khoản theo Nghị định 71 để chờ văn bản hướng dẫn rất được dư luận hoan nghênh.

Thế nhưng khi Bộ Giáo dục & Đào tạo thực hiện Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, Bộ GD&ĐT đã và đang điều chỉnh lại toàn bộ những văn bản đã ban hành trước đây về đào tạo liên thông cho phù hợp với luật mới. Được biết, đào tạo liên thông trong thời gian qua chỉ là thí điểm, không được quy định trong Luật GDĐH.

Trong luật không có khái niệm “liên thông”, lại càng không có “hệ đào tạo liên thông”. Trong thời gian thí điểm vừa qua do quy chế chưa cụ thể khiến xã hội hiểu nhầm đó là một hệ đào tạo mới. Luật GDĐH mới đây khẳng định, GDĐH chỉ có hai hệ là giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

Giáo dục thường xuyên có thể được tổ chức theo phương thức vừa làm vừa học hay từ xa. Đào tạo liên thông chỉ là cách tổ chức đào tạo trong đó thừa nhận kết quả học tập đã có của người học ở bậc đào tạo trước đó khi tham gia học tập ở bậc cao hơn nhằm giảm thời gian học tập, chứ không phải là hệ đào tạo mới.

Do đó, không thể xây dựng chương trình riêng, cách tuyển sinh riêng cho đào tạo liên thông như một số cơ sở GDĐH đã làm trong thời gian qua. Việc điều chỉnh lại quy chế đào tạo liên thông là cần thiết để thực hiện Luật GDĐH. Nghe giảng giải về luật thì thấy quá đúng. Thế nhưng, vì không có dự luật nên lệnh quan đốc học ban ra khiến học trò lo ngại, lúng túng quá. Xin hãy đọc tâm thư kêu xin “gia ân” của một sinh viên cao đẳng gửi Bộ trưởng sẽ thấy cần điều chỉnh thông tư này sao cho khỏi khổ con cháu.

Bức thư của nữ sinh Nguyễn Thị Minh Nguyệt gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo. Bức thư có đoạn:

“…Thưa bác, thông tư mới ra phản ánh nhiều điểm hay và cũng có nhiều điểm bất lợi với lứa sinh viên sắp ra trường như chúng cháu. Thời gian từ lúc ra thông tư đến lúc áp dụng quá ngắn, chúng cháu giờ lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, tiến không được, lùi cũng không xong, vì chúng cháu đã là sinh viên năm cuối, không kịp chuẩn bị được gì, trong khi kỳ thi đại học 2013 lại sắp đến gần.

Nay cháu viết thư này kính mong bác gia ân cho chúng cháu bằng cách dời thời điểm áp dụng thông tư đến cuối năm sau, để tạo điều kiện cho chúng cháu - những sinh viên lứa cuối - có thể ra trường được suôn sẻ và được thực hiện ước mơ của bản thân.

…Tại sao cháu khao khát và mong muốn được liên thông? Là tại vì cầm cái tấm bằng cao đẳng đi xin việc cháu chắc chắn sẽ chẳng có cơ hội để lọt được qua vòng xét duyệt hồ sơ để ứng tuyển vào vị trí công việc mà cháu yêu thích!

…Nhưng giờ cháu thực sự hoang mang quá, mấy ngày trước cháu vẫn nói với bố mẹ rằng, học xong cháu sẽ liên thông tiếp nhưng giờ cháu chẳng biết phải nói sao mỗi lần gọi điện về nhà cho bố mẹ cả.

…Thực sự sinh viên chúng cháu tiến thoái lưỡng nan lắm rồi. Đã là những người cố gắng vượt lên rồi tại sao không cho chúng cháu một cơ hội!?”.

Lại một quy định mới ban hành về tổ chức tang lễ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới công bố là một ví dụ cụ thể về tính bất cập. Trong đó có quy định: Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài.

Theo ông Vụ trưởng Hồ Trí Hùng, sở dĩ có quy định này bởi có 3 lý do: Thứ nhất, loại quan tài lắp kính này chỉ mới xuất hiện khoảng chục năm và không phải truyền thống của người Việt. Thứ hai, việc nhìn vào thi thể có thể đã để mấy ngày sẽ làm ảnh hưởng môi trường, sức khỏe của người đến dự đám tang. Cuối cùng, việc lắp kính có thể gây đổ vỡ, rơi xuống người đã mất. Theo ông quan sát thì đa phần người đến viếng cũng chỉ nhìn lướt qua quan tài, vì vậy để kính là không cần thiết.

Với cách giải thích trên chắc hẳn dễ khiến nhiều người… phì cười vì nhìn hay không nhìn mặt người đã khuất lần cuối cùng là nét đạo lý mới của mỗi người. Việc sợ ô nhiễm môi trường thì đã có cơ quan y tế giám sát và có biện pháp tức thời ngay tại nhà tang lễ. Chuyện lo kính vỡ cũng quá thừa, bởi hơn ai hết, người nhà của người đã mất còn lo hơn các vị. Thử hỏi có ai muốn nhìn mặt người xa lạ đã chết để làm gì!?

Cách lý giải của quan tham mưu không thể đắc nhân tâm vì quá tủn mủn và duy ý chí. Điều mà dân tình mong đợi ở các quy định đưa ra phải vững chắc, đúng ý Đảng, hợp lòng dân, phép nước và phải tốt hơn cho cuộc sống! Xem ra cách nghĩ của một số quan tham mưu vẫn không chuẩn cần phải chỉnh!

Minh Nghĩa