Lạm thu đầu năm học: Chuyện bao giờ mới hết
Nếu nhìn vào bẳng thống kê chỉ số giá tiêu dùng một số nhóm hàng chủ yếu thì có thể thấy: Giáo dục thuộc một trong những nhóm tăng cao nhất với chỉ số CPI là 24,14%. Và vấn đề lạm thu trong giáo dục cứ thế kéo dài từ năm nay qua năm khác mà vẫn không thể giải quyết dứt điểm vì những khoản đóng góp không tên lại luôn nhận được sự "đồng thuận” hay "tự nguyện” của phụ huynh. Kêu thì vẫn kêu nhưng chẳng mấy bậc phụ huynh dám đứng ra phản đối bất kỳ khoản thu nào của nhà trường.
Choáng với bảng giá… bạc triệu
Tại Hà Nội, mặc dù nhiều phụ huynh đã xác định tâm lý đã gửi con vào học trường ngoài công lập thì phải chấp nhận mức học phí cao và tăng từng năm theo mức độ trượt giá. Tuy nhiên, năm nay, khi tận mắt chứng kiến bảng thông báo các khoản tiền phải đóng thì không ít phụ huynh đã bị… “choáng” vì học phí của các trường quá cao. Đã vậy, không ít trường còn thu học phí một lần cho nhiều tháng khiến số tiền phải đóng đầu năm học trở thành một khoản tiền khá lớn.
Chị Linh – nhà ở phố Phan Văn Trường, Cầu Giấy bảo: Năm nay tôi đang định cho đứa út vào lớp 1, trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) nhưng khi đi tìm hiểu mới biết, số tiền phải nộp cho nhà trường khi nhập học lên tới hơn 17,4 triệu đồng/HS. Số tiền trên bao gồm: học phí: 3 triệu/tháng x 3 tháng; bán trú: 1,2 triệu/tháng x 3 tháng; ô tô đưa đón: 700 ngàn đồng/tháng x 3 tháng; cơ sở vật chất: 1 triệu đồng; bảo hiểm y tế: 210 ngàn đồng/năm; bảo hiểm học sinh: 50 ngàn đồng; tổ chức hoạt động: 500 ngàn đồng.
May mắn hơn chị Linh vì không phải cho con học trường ngoài công lập nhưng số tiền mà chị Hiền ở quận Ba Đình phải nộp cho nhà trường cũng lên tới tiền triệu. Chị cho biết: “Đầu năm nhà trường đã thông báo tạm thu hơn 2 triệu đồng cho học sinh nội trú, chưa kể tiền sách vở, cặp, rồi áo quần thể dục, đồng phục… Đó mới là tạm thu thôi, vào năm học sẽ có thêm nhiều khoản tiền lắt nhắt, rồi tiền học thêm, tiền hội phụ huynh rất đau đầu…”.
Cũng giống như chị Hiền, phụ huynh trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn (Hà Nội) cũng nhận được thông báo về học phí năm học mới của trường là 2,2 triệu đồng/tháng, bán trú 1 triệu đồng/tháng, tiền ô tô đưa đón từ 1,1 triệu – 1,6 triệu đồng/tháng (tùy vào điểm đón tại bến hay tại nhà). Ngoài ra, phụ huynh còn phải đóng quỹ đầu tư và phát triển nhà trường 2 triệu đồng/năm, tham quan dã ngoại 300 ngàn đồng/năm, quỹ khuyến học 200 ngàn đồng/năm, quỹ hoạt động Sao – Đội 100 ngàn đồng/năm, chưa kể các khoản thu khác như đồng phục, gửi muộn, học năng khiếu…
Trường Tiểu học Brendon (Hà Nội) thậm chí còn quy định thu học phí theo từng học kỳ, phụ huynh phải thanh toán trong 10 ngày trước mỗi học kỳ. Như vậy, tính sơ sơ đầu năm học phụ huynh của trường này phải nộp gần 30 triệu đồng cho tất cả khoản thu, trong đó riêng học phí đã là 18 triệu đồng/học kỳ, tiền ăn: 5 triệu đồng/học kỳ; tiền xây dựng trường: 2 triệu đồng/năm học; phí đăng ký nhập học là 1 triệu đồng, tiền đồng phục: 750 ngàn đồng, xe đưa đón từ 650 ngàn đến 1,5 triệu đồng…; các chi phí khác: bảo hiểm, sách giáo khoa và phí tham quan dã ngoại.
Kêu trời chi bằng kêu mình
Ngoài các khoản phí phải lo đóng, chuyện đồng phục cũng khiến phụ huynh mướt mồ hôi trước khi năm học bắt đầu. Không còn đơn giản là áo dài hoặc áo trắng, quần sẫm màu như trước, đồng phục học sinh đang trở thành nỗi bức xúc và mệt mỏi của phụ huynh mỗi mùa tựu trường vì những quy định khá ngặt nghèo để thể hiện “bản sắc riêng” của từng trường.
Hàng chục khoản thu lặt vặt không có trong “bảng báo giá” như tiền phù hiệu, sổ liên lạc, bảng con, phí vệ sinh, giấy bọc tập vở, nhãn vở, bộ dụng cụ lắp ghép… cũng đang làm đau đầu nhiều phụ huynh.
Anh Hùng, ở Cầu Giấy than thở: “Đúng là cho con học trường càng “xịn” càng nặng gánh. Từ ngày tựu trường tới giờ, tôi phải đóng cho cháu tổng cộng gần 3 triệu đồng mà nhiều khoản trong đó còn không biết là khoản gì.
Mặc dù mới đây, UBND TP Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các trường trên địa bàn thành phố không tăng học phí, nghiêm cấm hiện tượng lạm thu,… nhưng trên thực tế, hiện tượng trên vẫn tới diễn. Thậm chí là số tiền mà các bậc phụ huynh phải đóng là lớn hơn rất nhiều so với quy định và đáng chú ý là những khoản thu này luôn được núp bóng dưới các khoản thu “tự nguyện” do ban phụ huynh đứng ra thu và chi tiêu.
Trong bối cảnh lạm phát như hiện nay, với đồng lương ít ỏi của công chức thì những khoản thu có giá bạc triệu như trên quả là một cơn ác mộng. Nhiều phụ huynh đã phải chua chát thừa nhận: Đành rằng là tự nguyện nhưng không đóng cũng không được.
Thanh Ngọc
-
Tin tức kinh tế ngày 6/11: Thu ngân sách nhà nước đạt 97,2% dự toán
-
Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản tăng CPI bình quân năm 2024
-
Tin tức kinh tế ngày 30/10: Phấn đấu CPI năm 2024 không vượt quá 4%
-
Tin tức kinh tế ngày 21/10: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%
-
Người lao động "thắt chặt" chi tiêu dù thu nhập bình quân tháng tăng 7,4%
-
Thủ tướng gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024
-
Chiến thắng Bình Giã: Sức mạnh toàn dân làm nên mốc son lịch sử
-
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu
-
Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trong thời đại mới