Làm sao để nâng cao tuổi thọ và hiệu suất điện mặt trời?
Các công đoạn trong công tác bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời gồm:
- Thường xuyên theo dõi sản lượng điện thông qua hóa đơn tiền điện hay ứng dụng của hệ thống đi kèm để kịp thời xác định lỗi phát sinh.
- Kiểm tra điều kiện, môi trường hoạt động và tình trạng của tấm pin, dây nối, đầu nối, inverter, hệ thống tiếp đất… để tránh các sự cố, hư hỏng xảy ra trong quá trình vận hành.
- Định kỳ kiểm tra trực tiếp các thành phần của hệ thống, vị trí các con ốc, thanh ray, dây điện, đầu nối nếu phát hiện có màu sắc, hình dạng bất thường.
- Vệ sinh bề mặt tấm pin và hoạt động của inverter thường xuyên.
- Kiểm tra điện trở đất của hệ thống tiếp đất.
- Kiểm tra hệ thống chống sét.
- Kiểm tra độ che bóng của pin, các tác nhân có thể ảnh hưởng inverter như nguồn nhiệt, ẩm, động vật…
Theo các chuyên gia năng lượng của Viettel Construction, qua thời gian sử dụng, các tấm pin năng lượng mặt trời thường bị dính bụi bẩn… gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của tấm pin nói riêng và công trình điện mặt trời nói chung, từ đó làm giảm khả năng tạo điện của hệ thống.
Không chỉ vậy, các vết bẩn trên tấm pin không được làm sạch cũng sẽ tác động trực tiếp tới tuổi thọ của pin. Do đó, việc vệ sinh và bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời có ý nghĩa quan trọng giúp bảo đảm hiệu suất vận hành và tuổi thọ của tấm pin. Tùy vào khu vực đang sống mà mỗi khách hàng có thể thực hiện bảo trì, bảo dưỡng tổng thể cho công trình điện mặt trời 3 tháng/lần hoặc 1-2 lần/năm.
Với các công trình điện mặt trời công suất nhỏ dưới 5 Kwp của các hộ gia đình thì có thể chủ động vệ sinh và thực hiện các công tác bảo trì, bảo dưỡng đơn giản.
Tuy nhiên, với những công trình lớn, việc vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng tấm pin tốn rất nhiều thời gian và công sức, đòi hỏi nhân sự vệ sinh cần có kinh nghiệm.
Do đó, cần sự hỗ trợ của những đơn vị có kinh nghiệm và công cụ dụng cụ đảm bảo cho việc vệ sinh diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, khi đầu tư vào hệ thống năng lượng điện mặt trời có thể bạn không phải là một chuyên gia trong ngành, bạn chưa thể hiểu hết cấu tạo cũng như cách hoạt động của hệ thống. Do vậy, để hệ thống điện mặt trời hoạt động tốt, cần phải hiểu rõ về nguồn gốc nguyên lý hoạt động và các kỹ thuật kiểm tra hệ thống.
Một trong những điều rất quan trọng là bạn nên liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín có chuyên môn để đồng hành. Những công việc bạn có thể tự thực hiện như vệ sinh hệ thống cũng cần phải tìm hiểu kỹ càng, tránh hư hại trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng.
TotalEnergies tiến sâu hơn vào thị trường năng lượng tái tạo của Mỹ |
30 GW năng lượng sạch đã được các công ty lớn mua trong năm 2021 |
Năng lượng xanh, sạch là chìa khóa giảm tác động biến đổi khí hậu |
Xuân Hinh
-
Hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nhằm thúc đẩy chuyển dịch năng lượng xanh
-
Bản tin Năng lượng xanh: Sự trở lại của Tổng thống Trump có thể làm chậm lại chứ không ngăn sự bùng nổ năng lượng sạch của Mỹ
-
Khuyến khích đầu tư các dự án điện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo
-
[VIDEO] Trồng nho dưới pin mặt trời, sản xuất ra những chai vang vị ngon bất ngờ
-
Mở rộng Kho than G9 đáp ứng than cho các nhà máy nhiệt điện
-
[PetroTimesTV] Từ tuabin gió 20 năm tuổi đến ngôi nhà tí hon hiện đại
-
Đảng ủy Than Quảng Ninh kiện toàn Ủy ban Kiểm tra
-
Giảm phát thải khí nhà kính - Giải pháp nào cho ngành phân bón
-
[PetroTimesTV] Bước ngoặt mới cho năng lượng tái tạo châu Âu