Kiểm toán nhà nước đồng hành cùng doanh nghiệp nhà nước quản lý rủi ro, minh bạch tài chính
Toàn cảnh buổi Tọa đàm (Ảnh : Mạnh Tưởng) |
Ông Phan Đức Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ tại Tọa đàm (Ảnh: Mạnh Tưởng) |
TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ tại Tọa đàm |
Ông Trần Văn Hảo - Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VI chia sẻ tại Tọa đàm (Ảnh: Mạnh Tưởng) |
Tại Tọa đàm, các chuyên gia tập trung trao đổi, làm rõ thực trạng hoạt động và vai trò của Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong nền kinh tế; đánh giá về sự đồng hành của Kiểm toán nhà nước (KTNN) trong việc hỗ trợ DNNN quản lý, minh bạch tài chính thông qua những ý kiến tư vấn, kiến nghị kiểm toán.
Đồng thời, từ những góc nhìn, đánh giá khách quan, tại Tọa đàm, các diễn giả cũng gợi mở giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tư vấn, hỗ trợ của KTNN với các DNNN giúp tăng cường nhận diện rủi ro tài chính, hướng tới sự minh bạch, phát triển bền vững.
Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2022, Việt Nam có khoảng 478 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và khoảng 198 DN do Nhà nước nắm cổ phần chi phối; tổng tài sản của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trên toàn quốc đạt hơn 3,8 triệu tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2021.
Tính đến ngày 30/6/2023, tổng doanh thu của DNNN là 689.534 tỷ đồng, đạt 50% kế hoạch năm; lãi phát sinh trước thuế thu nhập DN là 67.403 tỷ đồng, đạt 63% kế hoạch năm…
Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, nhiều DNNN vẫn gặp khó khăn, thua lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản còn thấp, hiệu quả hoạt động chưa tương xứng nguồn lực nắm giữ.
Qua kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2021 và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước của 219 đơn vị thuộc 20 tập đoàn, tổng công ty và công ty, Kiểm toán nhà nước (KTNN) cũng chỉ rõ, việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản của các DNNN còn nhiều hạn chế.
Đặc biệt, trước yêu cầu tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực của DN thì công tác quản trị rủi ro, minh bạch tài chính của DNNN càng trở nên cấp thiết.
Được biết, cuộc Tọa đàm này do Truyền hình báo Kiểm toán thực hiện, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) là nhà tài trợ.
Huy Tùng
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo quy luật thị trường
-
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
-
Luật sư Trương Anh Tú: Sửa Luật số 69, cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp Nhà nước chủ động hơn
-
Cần cơ chế đặc thù cho các Tập đoàn chủ đạo trong nền kinh tế
-
Tin tức kinh tế ngày 23/11: Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 507 tỷ USD
-
Cần tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhà nước phát triển
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 18/11 - 23/11
-
Vì sao tập đoàn Saudi Aramco đi vay thêm nợ?
-
Giá dầu hôm nay (23/11): Dầu thô tăng trong phiên