Khủng hoảng dầu mỏ tác động gì đến những cuộc xung đột ở Trung Đông?
Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi |
Iraq
Ngày 7/5, Quốc hội Iraq đã bầu thủ tướng mới. Mustafa al-Kadhimi được coi là một nhà kỹ trị với nền tảng vững chắc và trung lập về chính trị với tất cả các bên. Nội các của ông bao gồm một số người có kinh nghiệm được biết đến với khả năng làm việc hiệu quả. Đáng ngạc nhiên, cả Hoa Kỳ và Iran đều ủng hộ Kadhimi. Đây được xem là bước ngoặt trên chính trường Iraq, kết thúc sự bế tắc chính trị kéo dài hơn 5 tháng qua. Tuy nhiên, con đường phía trước đang chờ tân Thủ tướng Iraq được dự báo sẽ không hề dễ dàng. Chiến tranh, khủng bố triền miên trong nhiều năm qua đã phá hủy nền kinh tế Iraq. Người dân mất niềm tin vào các chính phủ tiền nhiệm vì phải chịu ảnh hưởng quá lớn từ bên ngoài, nạn tham nhũng, tình trạng thất nghiệp luôn cao. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng giá dầu hiện nay cũng khiến cường quốc dầu mỏ này thâm hụt ngân sách lớn. Chính phủ sẽ phải vay rất nhiều tiền, rất có thể là từ IMF. Tiền có thể đi kèm với điều kiện của Mỹ. Cộng với những tác động quá lớn của dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho tỉ lệ người dân Iraq rơi vào mức nghèo tiếp tục gia tăng.
Gần đây đã có một làn sóng các cuộc tấn công nhỏ từ nhóm Nhà nước Hồi giáo. Các chiến binh thánh chiến được trang bị các thiết bị nhìn đêm. Rất có khả năng Hoa Kỳ sẽ lại sử dụng Nhà nước Hồi giáo để gây áp lực với chính phủ. Mỹ muốn Iraq có lập trường chống lại Iran và lực lượng dân quân Iraq mà Iran tài trợ. Nhưng ông Kadhimi không thể làm điều này mà không mất sự hỗ trợ của quốc hội. Iraq cũng phụ thuộc vào năng lượng của Iran.
Tổng thống Syria Assad (phải) và trùm tài phiệt số một ở Syria Rami Makhlouf |
Syria
Tình hình quân sự ở Syria đã thay đổi rất ít trong thời gian qua. Lệnh ngừng bắn ở tỉnh Idlib dường như đang được giữ vững. Quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang tuần tra các đoạn đường cao tốc M4 sau khi Thổ Nhĩ Kỳ có những cuộc đàm phán khó khăn với các chiến binh thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham, khi chúng cố gắng ngăn chặn các cuộc tuần tra. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải loại bỏ các chiến binh thánh chiến, những kẻ đã tiến hành cuộc chiến chống Syria ngay từ đầu, bằng cách này hay cách khác.
Trong vài tháng qua, các nhà hoạch định chính sách đối ngoại và kinh tế cấp cao của Nga đã đề xuất nhiều giải pháp cho chính phủ Syria, theo đó cần tập trung nhiều hơn vào việc vực dậy nền kinh tế đang ngày càng tồi tệ ở Syria thay vì thúc đẩy các giải pháp quân sự.
Nhưng điều này đã gây ra một cuộc xung đột lợi ích giữa Tổng thống Assad và trùm tài phiệt số một ở Syria Rami Makhlouf. Makhlouf là anh em họ của ông Assad. Bất cứ ai muốn làm kinh doanh ở Syria trong chiến tranh đều phải thông qua ông ta. Ông ta có quân đội và tổ chức từ thiện của riêng mình. Makhlouf, người giàu nhất ở Syria và là chủ sở hữu của Syriatel và nhiều doanh nghiệp khác, hiện đã bị loại ra khỏi cuộc chơi. Nhưng ông ta đang phản pháo. Makhlouf không có khả năng giành chiến thắng. Năm 2017, anh em nhà Jabar, cũng là những trùm tài phiệt với lực lượng dân quân riêng, đã quá quan tâm đến lợi ích cá nhân và quyền lực của họ. Rami Makhlouf đang đi lại vết xe đổ của những người đi trước khi bị loại bỏ trong im lặng.
Vị thế của Tổng thống Assad giờ đây mạnh hơn bao giờ hết và các công ty Nga giờ đây sẽ vui mừng kinh doanh tại Syria mà không cần phải trả 5% tiền hoa hồng cho Makhlouf.
Libya
Thổ Nhĩ Kỳ, hợp tác với Qatar, đã lôi kéo khoảng 10.000 "phiến quân" Syria chiến đấu cùng với Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) ở Libya và các chiến binh thánh chiến. Quân đội GNA đã bị nghiền nát bởi Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của Tướng Haftar. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã gửi quân đội của mình bằng máy bay không người lái do nước này sản xuất để tấn công các cứ điểm của Haftar. Nhưng hầu hết các máy bay không người lái này đã bị bắn hạ ngay lập tức. UAE, hỗ trợ LNA, hiện đã gửi 6 máy bay chiến đấu Mirage tới Ai Cập và đang sử dụng chúng để ném bom các vị trí của GNA và Thổ Nhĩ Kỳ ở Tripoli và Misrata.Những "phiến quân" được Thổ Nhĩ Kỳ thuê đã phải chịu nhiều tổn thất nhưng vẫn chưa nhận được số tiền đã hứa. Tin tức này đã lan đến Idlib khiến cho những nỗ lực tuyển dụng của Thổ Nhĩ Kỳ tại đây thất bại.
Xung đột ở Libya |
Thổ Nhĩ Kỳ
Đồng lire của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục giảm. Ngân hàng Trung ương đã chi hơn 25 tỷ đô la để ngăn chặn đồng lire vượt qua ngưỡng 7 lire ăn 1 đô la Mỹ. Hiện nay, 1 đô la Mỹ đổi được 7,2 lire và khoảng cách đang tiếp tục bị thu hẹp. Bộ trưởng Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ Berat Albayrak, được cho là không đủ khả năng chèo lái con thuyền tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ đi vào tâm bão khủng khoảng. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mới đây từ chối yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về một thỏa thuận hoán đổi, điều này sẽ giúp Ankara có thêm đô la Mỹ. Tổ chức xếp hạng tín dụng S&P Global ước tính rằng nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ cần vay gần 168 tỷ đô la trong 12 tháng tới, tương đương với 24% GDP của đất nước.
Sự mất giá kỷ lục của đồng lire khiến việc trả nợ đô la trở nên đắt đỏ hơn đối với chính phủ Ankara và các doanh nghiệp trong nước. Khoản nợ nước ngoài ngắn hạn 168 tỷ đô la này và chỉ có 85 tỷ đô la dự trữ ngoại hối có nghĩa là "tỷ lệ bao phủ" chỉ khoảng 50%, một trong những mức thấp nhất của bất kỳ nền kinh tế mới nổi nào.
Tổng thống Erdogan có thể (một lần nữa) yêu cầu Tiểu vương quốc Qatar can thiệp, nhưng số tiền Thổ Nhĩ Kỳ cần nhiều hơn những gì Qatar có thể sẵn sàng hoặc có thể cung cấp. Do đó IMF là địa chỉ duy nhất mà chính phủ Ankara có thể tới gõ cửa. Nhưng sau các khoản mà IMF cho Thổ Nhĩ Kỳ vay trước đây và các biện pháp khắc nghiệt đi kèm, bất kỳ cuộc thảo luận nào về các khoản vay của IMF đều là liều thuốc độc về chính trị cho Thổ Nhĩ Kỳ và là một cách chắc chắn để thất cử. Do đó, ông Erdogan sẽ phải giảm tổn thất của mình ở Libya và Syria vì những xung đột này đã không còn nhận được sự hỗ trợ từ nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.
Lebanon
Hệ thống Ponzi mà Ngân hàng Trung ương Lebanon đã sử dụng trong 30 năm để neo đồng bảng Lebanon với đồng đô la Mỹ cuối cùng đã sụp đổ. Trong vài tháng qua, đồng bảng Lebanon đã tăng từ 1.500 ăn 1 đô la Mỹ lên 4.000 bảng Lebanon ăn 1 đô la Mỹ. Mọi người có tiền trong các ngân hàng Lebanon đều mất hầu hết. Tài sản của Lebanon trong 30 năm qua đã biến mất. Đất nước cần một mô hình kinh tế mới nhưng đây là điều khó tìm thấy.
Arab Saudi
Tuần này, một số quan chức Mỹ nói rằng nước này sẽ rút 4 tổ hợp hệ thống Patriot khỏi Saudi Arabia. Hàng chục nhân viên quân sự được triển khai cùng với những tổ hợp Patriot cũng sẽ được phân công lại nhiệm vụ. Ngoài ra, các quan chức Mỹ cho biết hai phi đội tiêm kích Mỹ đã rời khu vực và Mỹ đang xem xét cắt giảm sự hiện diện của hải quân Mỹ ở vùng Vịnh. Hải quân Hoa Kỳ cũng sẽ triệu hồi một số tàu từ khu vực Vịnh Ba Tư. Đầu tháng 4/2020, ông Trump đã đe dọa Arab Saudi nếu họ không giảm sản lượng dầu để làm tăng giá dầu thế giới. Một phần sản lượng của Arab Saudi đã giảm, nhưng giá vẫn tiếp tục giảm do thiếu nhu cầu. Nếu không có sự bảo vệ của Hoa Kỳ, một cuộc chiến mới giữa Arab Saudi và lực lượng Houthis ở Yemen sẽ trở nên khó lường.
Khủng hoảng dầu mỏ ảnh hưởng với Nga như thế nào? |
Kinh tế Nga sắp lao dốc trước đại dịch và khủng hoảng dầu mỏ |
Dầu Mỹ phá vỡ kỷ lục giá thấp của 18 năm trước |
H.Phan
AFP
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng
-
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Cần cụ thể hóa các chính sách cải cách giá điện
-
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua 15 luật và 13 dự án luật
-
Kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
-
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3