Không thể bỏ kỳ thi THPT quốc gia
Tại buổi trao đổi với báo chí hôm qua (29/9), ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT đã thông tin nhiều vấn đề về kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 với các điều chỉnh và giải pháp.
Xuất phát từ việc nhiều ý kiến cho rằng: Nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia vì tỷ lệ tốt nghiệp mỗi năm đều gần đạt 100%, việc tổ chức kỳ thi để xét tốt nghiệp không mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, ông Trinh khẳng định không thể bỏ kỳ thi THPT quốc gia.
"Điều 31 của Luật Giáo dục cũng nêu rõ học sinh học hết lớp 12 phải dự một kỳ thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT. Do đó, không thể bỏ kỳ thi THPT quốc gia được vì hai lý do chính: Thứ nhất là vi phạm Luật Giáo dục, thứ hai là hiện nay khi kết thúc bậc tiểu học, kết thúc bậc THCS chúng ta không hề có kỳ thi nào, với đặc điểm văn hóa truyền thông của một số nước châu Á, đặc biệt là nước ta, nếu không thi thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của việc dạy và học", ông Trinh nói.
Do đó, việc tổ chức kỳ thi lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT vừa đáp ứng thực tiễn, vừa phù hợp với văn hóa truyền thống, đặc biệt là đúng quy định của Luật Giáo dục.
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT |
Theo ông Trinh, ngoài mục đích xét tốt nghiệp THPT và là cơ sở để các trường đại học tuyển sinh thì kỳ thi THPT quốc gia những năm qua đã điều chỉnh việc dạy và học theo hướng tích cực.
"Việc thí sinh lựa chọn bài thi khoa học xã hội ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước và việc đưa môn Giáo dục công dân vào tổ hợp các môn thi có ý nghĩa lớn trong việc giảm quan niệm môn chính, môn phụ. Nếu không thi thì chất lượng Giáo dục công dân và môn Lịch sử sẽ không thể được như năm vừa rồi", ông Trinh nói.
Hơn nữa, việc các trường đại học tự tổ chức một kỳ thi không đơn giản, rủi ro, ngân hàng đề thi, đội ngũ coi thi, việc tổ chức rất tốn kém. Do đó, Cục trưởng cho rằng khi nào kỳ thi THPT quốc gia còn chính xác, đảm bảo độ tin cậy thì các trường có thể yên tâm sử dụng kết quả để làm cơ sở tuyển sinh.
Thí sinh thi THPT quốc gia |
Giải thích thêm về những băn khoăn của phụ huynh, học sinh về việc năm 2019, kỳ thi sẽ không phải để phục vụ mục tiêu “2 trong 1” mà chủ yếu để xét tốt nghiệp, ông Mai Văn Trinh cho biết: vốn dĩ kỳ thi “2 trong 1” (được xây dựng trên Nghị quyết 29) là để thực hiện cho mục tiêu đổi mới kỳ thi, xét tốt nghiệp
Theo ông Trinh, “Cách gọi kỳ thi “2 trong 1” chỉ là cách nói nôm, nói tắt tuy không sai nhưng thực tế nó không đầy đủ ý tứ, sứ mệnh của kỳ thi THPT quốc gia. Kỳ thi THPT quốc gia là nhằm mục tiêu đổi mới kỳ thi xét tốt nghiệp theo hướng giảm áp lực, tốn kém nhưng đảm bảo độ trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, đồng thời làm cơ sở để tuyển sinh ĐH và tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp.
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT cũng tiết lộ để hạn chế tối đa những sự vụ không hay đã xảy ra trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2018, kỳ thi 2019 Bộ GD&ĐT sẽ triển khai 6 nhóm giải pháp nhằm củng cố chắc chắn hơn nữa công tác tổ chức thi, giám sát và chấm thi.
Cụ thể: Sớm xây dựng ngân hàng đề thi lớn, đảm bảo chất lượng của từng bộ đề thi cũng như sớm có đề thi tham khảo để học sinh, giáo viên yên tâm ôn tập theo đề thi tham khảo.
Tiếp tục hoàn thiện phần mềm chấm thi, ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa CNTT vào công tác tổ chức thi, chấm thi.
Rà soát lại toàn bộ quy chế, quy trình của kỳ thi; xác định rõ hơn trách nhiệm của các bên tham gia tổ chức kỳ thi và có chế tài cụ thể đến từng cá nhân.
Tăng cường công tác bảo mật để chống tiêu cực trong chấm thi. Trong đó, cán bộ chấm thi không chấm bài của học sinh tỉnh mình.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát trong từng hội đồng thi, phòng thi.
Nghiên cứu công tác tổ chức chấm thi theo cụm, sự lựa chọn cán bộ tham gia công tác chấm thi sẽ chi tiết và cụ thể hơn, song song với công tác tập huấn.
Huy An
Thi THPT quốc gia 2019: Đề thi không phục vụ mục tiêu kỳ thi “2 trong 1” Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm tới, đề thi không phục vụ mục tiêu kì thi "2 trong 1" mà phục vụ đánh giá thực chất chất lượng dạy và học THPT. Trên cơ sở đó, các trường ĐH,CĐ sử dụng điểm xét tuyển thí sinh vào trường. |
Lãnh đạo các Sở GD&ĐT hiến kế cho Kỳ thi THPT Quốc gia Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 mở rộng diễn ra vào hôm qua (17/9) tại Bộ GD&ĐT, nhiều lãnh đạo các sở GD&ĐT đã có mặt và đóng góp ý kiến. |
Chống gian lận thi cử: Đề xuất có phách cho bài thi trắc nghiệm Tại buổi họp Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 do Bộ GD&ĐT vừa tổ chức, một số Lãnh đạo Sở GD&ĐT đề xuất tách riêng mỗi môn thi trong bài thi tổ hợp là một phiếu trả lời trắc nghiệm. Đồng thời, nên mã hóa phách phiếu trả lời trắc nghiệm để không biết được đó là bài thi của thí sinh nào nhằm tránh tiêu cực. |
-
Quảng Ngãi: Các khu vực đỗ xe tránh mưa lũ
-
Tử vi ngày 22/10/2024: Tuổi Tỵ cải thiện thu nhập, tuổi Tuất phát huy điểm mạnh
-
Đường sắt Việt Nam bán vé tàu qua bản đồ trực tuyến
-
Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
-
Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 22/10/2024: Tuổi Tỵ cải thiện thu nhập, tuổi Tuất phát huy điểm mạnh
- Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ
- Tử vi ngày 16/10/2024: Tuổi Tỵ may mắn bất ngờ, tuổi Mùi cơ hội đầu tư
- Tử vi ngày 15/10/2024: Tuổi Dậu vận may tài chính, tuổi Dần ý tưởng thú vị
- Tử vi ngày 14/10/2024: Tuổi Sửu mở rộng quan hệ, tuổi Tuất quý nhân hậu thuẫn