Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Không nên “hốt hoảng” trước tham nhũng như thế!

08:49 | 02/11/2012

2,465 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - (Petrotimes) - Chống tham nhũng ở nước ta thật khó, bởi có tí chức, tí quyền (thậm chí từ người gác cổng) cũng có thể “nhũng” để được thỏa lòng “tham”. Cho nên cần phải có những biện pháp đặc biệt và có những cơ quan đặc biệt thi hành.

1- Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đang diễn ra tại Hà Nội, có một vị đại biểu Quốc hội đã phát biểu, đại ý: “Tham nhũng lãng phí là anh em sinh đôi, hai kẻ đồng hành đồng lõa cùng hội cùng thuyền. Tham nhũng là ma thuật biến tài sản công thành tài sản tư, biến đất công thành đất tư, tiền công thành tiền tư, nhà công vụ thành nhà tư vụ, gây thất thoát, lãng phí cả trăm nghìn tỉ đồng ngân sách Nhà nước. Quốc nạn tham nhũng làm khuynh đảo chính sách, thao túng quyền lực, tha hóa con người, giảm sút lòng tin, suy kiệt nhựa sống xã hội. Hàng chục tập đoàn, tổng công ty, hàng trăm doanh nghiệp Nhà nước do tham nhũng thất thoát, do năng lực quản trị kém thì hoặc đột quỵ hoặc chết lâm sàng. Công ty giải thể kéo theo hàng chục vạn lao động lao đao, ở công ty mất việc làm,về quê mất đất. Đi vướng núi về mắc sông, không chừng sa vào cạm bẫy trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội và thành tội phạm”.

Có lẽ vị đại biểu này do quá lo lắng, bức xúc trước thông tin về tình trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay mà nói quá lên như vậy. Nói tham nhũng làm tha hóa con người, làm giảm sút lòng tin… thì đúng rồi. Nhưng nói tham nhũng làm “thao túng quyền lực” thì xem ra không ổn. Giá mà đại biểu Quốc hội công bố được trước bàn dân thiên hạ rằng “thằng A, thằng B đã tham nhũng và thao túng chính quyền… như thế này… như thế này” thì hay biết bao nhiêu!

Chúng ta cứ nói tham nhũng thế nọ, tham nhũng thế kia và cứ làm như nền kinh tế này đang suy thoái là vì… tham nhũng! Vậy một loạt các quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Hy Lạp… đang khản cổ kêu cứu quốc tế giúp đỡ khỏi sụp đổ thì sao? Chắc chắn những quốc gia đó không có nạn tham nhũng như ta và tiềm lực kinh tế của họ, hơn ta gấp nhiều lần?

Từ xưa, các cụ ta có câu “dậu đổ bìm leo”. Câu ấy áp dụng vào lúc kinh tế khó khăn thế này, xem ra vẫn đúng.

Cách đây dăm năm, khi nền kinh tế đang phát triển nóng, tiền của đang chảy ào ào như nước, người dân nô nức tham gia “đánh” chứng khoán… Lúc ấy, ai mà không “đa ngành, đa nghề” thì bị coi là “thiếu năng động”; ai mà phản đối chuyện “tập đoàn”, có khi bị coi là “thiếu tầm nhìn xa”; là “tư duy cũ kỹ”… Bây giờ, kinh tế toàn cầu suy thoái, nước nào khỏe mạnh thì bị “hắt hơi sổ mũi”, nước nào nền kinh tế có vấn đề thì “phát sốt”, Việt Nam ta đâu thoát khỏi cái “thế giới phẳng” ấy. Nhưng xem ra họ không hốt hoảng như ta, không lo sợ quá như ta và quan trọng hơn nữa là tìm cách đổ lỗi… Còn chúng ta, “bới” ra không biết bao nhiêu là “tội lỗi” của các tập đoàn kinh tế kinh tế Nhà nước và tìm ra đủ các thứ “bệnh” của đội ngũ lãnh đạo… Nhiều lúc có cảm giác rằng, không hiếm người đang phê phán cho “bõ tức”, cho “sướng miệng”. Phê phán thì dễ, nhưng tìm cho ra được giải pháp tích cực mới là việc khó. Nhớ bài ca dao thời chống Pháp: “Ba thằng một cái chăn bông. Nằm thẳng thì chật nằm cong cũng thừa”. Rồi “đắp dọc thì hở hai bên. Đắp ngang thì lạnh như tiền cái chân”.

Nhà nghèo, khổ thế đấy. Vấn đề bây giờ là phải biết “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”.

2- Một vấn đề được các đại biểu tập trung thảo luận, đồng thời cũng thu hút được sự chú ý của nhân dân cả nước, đó là thảo luận để thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi. Luật tham nhũng sửa đổi lần này có đến 8 chương và 109 điều. Nếu như so sánh với luật tham nhũng cũ thì luật tham nhũng sửa đổi quả thật là quá kỹ càng, cụ thể, tỉ mỉ. Có thể khẳng định rằng, nếu luật này được thông qua và áp dụng được vào thực tiễn thì chắc chắn tham nhũng khó có thể còn đất sống và cũng có lẽ vì “hốt hoảng” trước tham nhũng mà các nhà làm luật đã xây dựng Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) có nhiều điều mà xem ra “dân chủ quá trớn”.

Tại điều 36, Chương II, trong quy định về Quyền yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân:

1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình làm việc cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

2. Công dân có quyền yêu cầu chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú cung cấp thông tin về hoạt động của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, người được yêu cầu phải cung cấp thông tin; trường hợp chưa cung cấp được hoặc nội dung được yêu cầu đã được công khai thì phải trả lời cho người yêu cầu biết.

Kính thưa các nhà soạn luật, vậy thử hỏi điều gì sẽ xảy ra với một chủ tịch phường, xã, quận, huyện nếu như có những công dân - là những phần tử “oi khói” của xã hội, những kẻ nghiện hút, đầu trộm đuôi cướp hoặc những kẻ cùn, bất đắc chí, những kẻ cơ hội chính trị… suốt ngày đòi chính quyền phải cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của tổ chức, cơ quan, đơn vị đó?

Việc minh bạch các thông tin hoạt động của chính quyền, của các cơ quan và cung cấp cho người dân được biết là điều nên làm. Nhưng việc cung cấp thông tin cũng phải có tổ chức và theo những quy định chặt chẽ, chứ không phải ai cũng có thể đến cửa quan mà đòi cung cấp thông tin. Cũng trong Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi này có một điều mà các nhà soạn luật hình như “quên”. Ấy là phải có quy định rõ ràng hơn về việc hạn chế sử dụng tiền mặt, với những biện pháp cực kỳ cứng rắn trong việc thực hiện quy định này. Đặc biệt là đối với những người có chức trách thì tất cả những khoản chi tiêu của họ phải được kiểm soát qua ngân hàng.

Lại nữa, ở khoản 2, điều 84 có thêm “Người có chức vụ, quyền hạn mà chủ động từ chức khi có hành vi tham nhũng, hoặc để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì được giảm nhẹ trách nhiệm kỷ luật, hoặc trách nhiệm hình sự”. Ối giời! Nếu cứ tham nhũng, vơ của Nhà nước một mớ tiền, rồi đến khi cảm thấy vụ việc sắp bị phát giác thì chủ động từ chức và thế là sẽ được xem xét giảm nhẹ tội. Nếu vậy thì không khác gì khuyến khích người ta thực hiện khẩu hiệu: “Hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Nếu chủ động khai báo, cung cấp thông tin, tố giác tội phạm, chủ động thực hiện việc bồi hoàn tài sản đã bị thất thoát thì được giảm nhẹ hình phạt, thì đó là việc cần làm, nên khuyến khích. Nhưng còn chủ động từ chức để được giảm nhẹ tội thì cách này xem ra không ổn.

Chống tham nhũng ở nước ta thật khó, bởi có tí chức, tí quyền (thậm chí từ người gác cổng) cũng có thể “nhũng” để được thỏa lòng “tham”. Cho nên cần phải có những biện pháp đặc biệt và có những cơ quan đặc biệt thi hành.

Như Thổ