Không một công ty dầu khí nào nằm ngoài quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu (Kỳ 1)
Sử dụng khí đồng hành làm nguồn năng lượng phục vụ khoan dầu khí |
H2: Năng lượng tương lai (Kỳ 9) - Máy phát điện pin nhiên liệu H2 |
Ngành công nghiệp dầu khí đang phải đối mặt với thách thức chiến lược: Cân bằng lợi nhuận ngắn hạn và giấy phép hoạt động dài hạn
Các công ty dầu khí vốn đã quen thuộc với việc cung cấp nhiên liệu tạo thành nền tảng của hệ thống năng lượng ngày nay, giờ sẽ phải đối mặt với vấn đề có thể đưa ra các giải pháp khí hậu hay không. Những phân tích trong nghiên cứu này nhấn mạnh rằng, điều này là có thể nếu toàn ngành công nghiệp dầu khí tiến hành những bước đi cần thiết. Một số công ty dầu khí đang theo đuổi giải pháp triển vọng là hình thành "liên minh vững chắc" trong ngành công nghiệp dầu khí mà IEA coi là thiết yếu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Nỗ lực này sẽ được tăng cường đáng kể nếu có sự tham gia đầy đủ và vững chắc của các công ty dầu khí. Chi phí phát triển công nghệ phát thải carbon thấp thể hiện khả năng đầu tư và phát triển dài hạn của chính công ty dầu khí.
Không một công ty dầu khí nào sẽ nằm ngoài quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, vì vậy mỗi phân phúc trong ngành công nghiệp dầu khí cần phải nghiên cứu các giải pháp.
Tình hình của các công ty dầu khí hiện nay là rất đa dạng và không có giải pháp chiến lược duy nhất nào phù hợp với tất cả các nhà sản xuất. Sự chú ý thường tập trung vào các majors (7 công ty dầu khí toàn cầu tích hợp có ảnh hưởng lớn đến thực tiễn và định hướng của ngành). Tuy nhiên, ngành công nghiệp dầu khí toàn cầu có quy mô lớn hơn nhiều. Các majors chỉ chiếm 12% trữ lượng dầu khí, 15% sản lượng khai thác và 10% lượng khí phát thải từ hoạt động của ngành. Các công ty dầu khí quốc gia (NOCs) thuộc sở hữu nhà nước mới thực sự đóng vai trò quan trọng khi chiếm hơn 50% sản lượng khai thác và ít nhất 25% trữ lượng dầu khí toàn cầu. Một số NOCs đang hoạt động tốt nhưng nhiều NOCs hoạt động kém, ít có điều kiện để thích ứng với những thay đổi trong động lực năng lượng toàn cầu.
Cho đến nay, đầu tư trung bình của các công ty dầu khí bên ngoài lĩnh vực kinh doanh cốt lõi chỉ chiếm chưa đến 1% tổng chi phí vốn.
Hiện tại, có rất ít dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi lớn trong chi tiêu đầu tư của nhiều công ty. Đối với những công ty đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động năng lượng của mình, việc tái triển khai vốn cho các doanh nghiệp phát thải carbon thấp đòi hỏi cơ hội đầu tư hấp dẫn tại thị trường năng lượng mới cũng như khả năng phát triển.
Các công ty hàng đầu chi tiêu khoảng 5% vốn cho các dự án ngoài lĩnh vực kinh doanh dầu khí cốt lõi, mà các khoản đầu tư lớn nhất nằm trong lĩnh vực điện mặt trời và điện gió. Một số công ty dầu khí cũng đã chuyển sang các lĩnh vực mới bằng cách mua lại các doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực cốt lõi như phân phối điện, sạc xe điện và pin điện, đồng thời đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển. Việc phân bổ vốn tổng thể là một yếu tố quan trọng và cần thiết để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.
Có nhiều giải pháp mà ngành công nghiệp dầu khí có thể thực hiện ngay để giảm phát thải ra môi trường.
Sự không chắc chắn về tương lai là một thách thức quan trọng mà ngành công nghiệp dầu khí phải đối mặt, nhưng đây không phải là lý do để các công ty chờ đợi khi họ xem xét lựa chọn chiến lược hoạt động. Giảm thiểu khí thải từ các hoạt động dầu khí cốt lõi nên là ưu tiên hàng đầu đối với tất cả các công ty, bất kể chuyển đổi năng lượng bằng cách nào. Có nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả chi phí và giảm cường độ phát thải của hoạt động dầu khí bằng cách giảm thiểu phát thải khí đốt và CO2 ra môi trường, giải quyết vấn đề rò rỉ metan và tích hợp năng lượng tái tạo và phát triển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Ngày nay, 15% lượng khí thải toàn cầu là do quá trình phát thải trong các hoạt động dầu khí và tiêu thụ dầu mỏ. Giảm lượng rò rỉ khí metan phát tán vào khí quyển là cách hiệu quả nhất để ngành công nghiệp dầu khí giảm phát thải.
Phạm TT
Theo IEA
- Phát triển điện gió một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam
- Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo tại Hà Nội
- Đắk Lắk chấp thuận việc khảo sát, lập dự án điện mặt trời trên hồ Ea Súp Hạ
- Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời mái nhà có tốn kém?
- 45 hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí
-
Bài 2: Cần xây dựng khung pháp lý mạnh mẽ, rõ ràng và vững chắc cho phát triển điện gió ngoài khơi
-
Bài 1: Việt Nam có thể trở thành trung tâm chuỗi cung ứng cho điện gió ngoài khơi tại châu Á - Thái Bình Dương
-
Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng Việt Nam
-
Emirates sử dụng 37% năng lượng sạch để vận hành trung tâm kỹ thuật
-
Tạo cơ chế đột phá cho phát triển điện gió ngoài khơi