Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ IV

11:00 | 10/03/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Tối ngày 9/3, tại Quảng trường 10/3 đã diễn ra lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ IV – 2013.

Tham dự buổi Lễ có Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Trần Đại Quang; Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân; Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông (NN&PTNN) thôn Cao Đức Phát cùng lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, đoàn đại biểu từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên...

Lễ hội cà phê lần thứ IV với chủ đề “Cà phê Buôn Ma Thuột liên kết - phát triển” nhằm tiếp tục đẩy mạnh, quảng bá giới thiệu sản phẩm cà phê Việt Nam nói chung, cà phê Đắk Lắk nói riêng. Khẳng định vị trí quan trọng của cà phê Việt Nam trong ngành cà phê thế giới.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ IV

Tăng cường xúc tiến thương mại, mời gọi đầu tư, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất, chế biến, xuất khẩu hướng đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam, cà phê Buôn Ma Thuột.

Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội nói chung; ngành công nghiệp, nông nghiệp chế biến nói riêng phát triển nhanh và bền vững. Sớm đưa tỉnh Đắk Lắk trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ IV diễn ra từ ngày 9 đến 12/3 với nhiều hoạt động phong phú, sôi động, ấn tượng như lễ khai mạc, triển lãm chuyên ngành cà phê, hội thảo triển vọng ngành hàng cà phê, lễ hội đường phố, cuộc thi đi tìm nữ hoàng cà phê...

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phân tích: “Năm 2012, Đắk Lắk có 200 nghìn hecta cà phê sử dụng trực tiếp 300 nghìn lao động xuất khẩu 400 nghìn tấn cà phê thu về hơn 700 triệu USD. Cả nước xuất khẩu 1,6 triệu tấn cà phê, sử dụng 1,2 triệu lao động và 800 nghìn hecta đất, giá trị xuất khẩu gần 3,4 tỉ USD. Như vậy một lao động trồng cà phê tạo ra giá trị trong 1 tháng khoảng 230 USD tương đương 4,6 triệu đồng”.

“Trong khi đó, ngành dệt may của chúng ta có 2 triệu lao động, xuất khẩu 17,3 tỉ USD trong năm 2012; trừ đi 8,8 tỉ USD nhập nguyên liệu thì giá trị tạo ra ở Việt Nam là 8,5 tỉ USD. Tức là 1 lao động dệt may tạo ra 354 USD tương đương 7,1 triệu đồng gấp 1,5 lần lao động trồng cà phê”.

“Trong khi ngành dệt may của chúng ta phải nhập nguyên liệu như bông, sợi vải chiếm 51% giá trị xuất khẩu; thì ngành cà phê chúng ta có thể làm chủ từ khâu sản xuất giống, sản xuất cà phê hạt, sản xuất phân bón và chương trình sản xuất tiên tiến. Nếu chúng ta áp dụng công nghệ cao cho cây cà phê, chế biến cà phê nhân thành sản phẩm cuối cùng thì một lao động của Việt Nam ở ngành cà phê sẽ có thu nhập cao hơn có thể vượt lao động trong ngành dệt may”.

Nhân dân các nước, vùng lãnh thổ nổi tiếng về cà phê cùng đồng bào Tây Nguyên múa hát thể hiện tinh thần đoàn kết cùng phát triển

Lễ hội cà phê năm nay có vai trò quan trọng để giới thiệu các điển hình, các phương pháp trồng cà phê hiện đại, hiệu quả cao, tiết kiệm nước; khuyến khích, tuyên dương các doanh nghiệp chế biến cà phê và sản xuất sản phẩm cà phê; các doanh nghiệp sản xuất thiết bị phục vụ ngành cà phê làm cho dân giàu, nước mạnh và quảng bá hình ảnh nước Việt Nam phát triển, thân thiện. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài trao đổi tìm cơ hội phối hợp đầu tư tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài.

Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, với đà tăng trưởng dân số của thế giới và mức tăng thu nhập bình quân đầu người, việc tiêu thụ cà phê sẽ tiếp tục tăng lên trong những thập kỷ tới.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị: “Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, lãnh đạo các tỉnh có cây cà phê cùng các nhà khoa học, các doanh nghiệp xem xét và trình Chính phủ khả năng phát triển cà phê là một sản phẩm quốc gia. Đề xuất các giải pháp cấp tỉnh và quốc gia để tuyên dương vinh danh các hộ trồng cà phê, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê, các doanh nghiệp chế tạo thiết bị công nghệ phục vụ ngành cà phê và các nhà khoa học xuất sắc đóng góp cho sự phát triển của công nghiệp cà phê Việt Nam”.

Cảnh lao động sản xuất của người nông dân tạo ra những hạt cà phê lôi cuốn

“Đề nghị lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao phối hợp đề xuất các biện pháp để Đắk Lắk không những là trung tâm cà phê của Việt Nam mà trở thành trung tâm cà phê của Đông Nam Á” Phó Thủ tướng nói thêm.

Nguyễn Hiển