Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Israel-Palestine bí mật đàm phán khai thác khí đốt tại dải Gaza

15:26 | 22/10/2022

1,109 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Các cuộc thương thảo về việc khai thác hydrocacbon ở phía đông Địa Trung Hải đang tiến hành giữa Ai Cập, Palestine và Israel.
Israel-Palestine bí mật đàm phán khai thác khí đốt tại dải Gaza

Cộng hoà Liban và Nhà nước Israel đã ký kết Thỏa thuận về phân định biên giới biển giữa hai nước. Cùng lúc, các thỏa thuận về khai thác mỏ khí đốt lớn ngoài khơi Gaza cũng đang diễn ra giữa Ai Cập, Palestine và Israel.

“Khí của chúng tôi, quyền khai thác của chúng tôi!”. Các khẩu hiệu gần đây đã xuất hiện ở Dải Gaza kêu gọi các nước láng giềng trong khu vực khởi động lại việc khai thác mỏ Marine - một dự án đã bị đắp chiếu trong hai thập kỷ qua.

Năm 1999, Chính quyền Palestine ủy quyền cho công ty khí đốt British Gas thực hiện một cuộc thăm dò. Tuy nhiên, công ty này đã rút khỏi hợp đồng sau đó. Đến năm 2016, Công ty năng lượng Shell nhận thầu nhưng 2 năm sau cũng rút lui do Israel phản đối và một số bất đồng khác.

Vì vậy, Chính quyền Palestine hiện đang tìm một nhóm mới để đầu tư phát triển mỏ nằm cách bờ biển Gaza khoảng 30 km. Mỏ khí này có trữ lượng ước tính khoảng 28 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên. Đây quả là một món quà trời ban trước tình hình kinh tế khó khăn của Palestine.

Các cuộc đàm phán diễn ra một cách ngắt quãng giữa Israel và Chính quyền Palestine (PA). Nhưng vấn đề duy nhất là dải Gaza không do PA kiểm soát mà thuộc quyền hạn của tổ chức Hồi giáo Hamas, tổ chức này cũng đang muốn kiếm lợi từ mỏ khí trên. Trong khi đó, mỏ này lại nằm trong khu vực bị Israel chiếm đóng trong 15 năm qua.

Một quan chức cấp cao dấu tên của PA nói với hãng tin AFP: “Các bên đang tiến hành thảo luận nghiêm túc, chúng tôi dự kiến ​​sẽ đạt được một thỏa thuận khung vào cuối năm nay”.

Tham gia thương thảo gồm các đại diện Công ty Consolidated Contractors (CCC), Quỹ Đầu tư Palestine (PIF), Tập đoàn quốc doanh khí đốt tự nhiên Ai Cập (EGAS) và đại diện Israel.

Ông nói thêm: “Ngay khi các bên ký kết xong thỏa thuận, công ty Egas của Ai Cập sẽ bắt tay vào phát triển hai mỏ khí đốt Marine 1 và Marine 2, với mục tiêu đưa hai mỏ vào sản xuất trong hai năm tới”.

Israel-Palestine bí mật đàm phán khai thác khí đốt tại dải Gaza
Người Palestine biểu tình tại cảng biển của Thành phố Gaza để đòi quyền khai thác mỏ Marine - một dự án đã bị đắp chiếu trong hai thập kỷ qua.

Hợp tác cùng Hamas sẽ ra sao?

Một nguồn tin từ Ai Cập cho biết “Cairo đang liên hệ với tất cả các bên, bao gồm cả Israel, để phát triển và thu lợi từ mỏ khí đốt ở Gaza, điều này cũng sẽ hỗ trợ phần nào cho nền kinh tế Palestine”.

Bộ Năng lượng Israel từ chối trả lời trước câu hỏi của AFP.

“Cần có sự chấp thuận từ Israel để thực hiện dự án và mở rộng mạng lưới đường ống dẫn khí đốt”, theo một quan chức cấp cao PA, người luôn góp mặt trong các cuộc đàm phán.

Ông hy vọng rằng Ai Cập có thể thuyết phục được Israel chấp thuận. Đồng thời, Hoa Kỳ sẽ tạo sức ép như đã làm trước đó với thỏa thuận giữa Israel và Liban.

Một cuộc đối thoại đã diễn ra giữa Israel, Ai Cập và Palestine kể từ khi Diễn đàn Khí đốt Đông Địa Trung Hải được thành lập vào năm 2019. Diễn đàn này, chịu trách nhiệm đảm bảo tôn trọng luật pháp quốc tế trong việc quản lý tài nguyên khí đốt,gồm các thành viên như: Jordan, Síp, Hy Lạp và Ý…

Mặt khác, Ai Cập và Israel sử dụng cùng một đường ống dẫn khí đốt dưới biển. Đường ống này đi qua bờ biển Gaza và có thể vận chuyển khí đốt của Israel đến Ai Cập (nơi hóa lỏng khí đốt) rồi dùng tàu chở đến châu Âu (nơi đang tìm cách mở rộng nguồn cung).

Trở ngại

Trong bối cảnh địa chính trị và năng lượng hiện tại, Hamas đang dần mất kiên nhẫn và chuẩn bị biểu tình đòi quyền lợi cho người Palestine ở các nguồn khí đốt ngoài khu vực Gaza bị Israel chiếm đóng.

Ông Suhail al-Hindi, quan chức của Hamas, người phụ trách tài nguyên thiên nhiên tuyên bố: “Chúng tôi cảnh báo mọi thay đổi đối với quyền tài nguyên của chúng tôi, nhất là với khí đốt tự nhiên tại bờ biển Palestine”.

Ông Mazen Al-Ajla, giáo sư kinh tế tại Đại học Hồi giáo Gaza, nói với AFP: “Theo quan điểm pháp lý, Hamas không có quyền gì với mỏ khí đốt ở Gaza, nhưng do tổ chức này kiểm soát khu vực lân cận nên có thể dễ dàng gây cản trở. Tuy nhiên, tôi tin rằng Ai Cập sẽ giải quyết được vấn đề bằng cách tạo sức ép cho Hamas. Thêm vào đó, Israel tuyên bố rằng Hamas không được hưởng bất kỳ lợi ích nào từ khí đốt Gaza, điều kiện này áp dụng cho mọi thỏa thuận”.

Sau hơn 15 năm chiến tranh lạnh, vào hôm thứ năm, Hamas và Fatah (tổ chức lãnh đạo Chính quyền Palestine) đã ký một thỏa thuận hòa giải. Tuy nhiên, thỏa thuận này không bao gồm việc khai thác khí tự nhiên ngoài khơi Gaza.

Lebanon và Israel gỡ bỏ rào cản khai thác khí đốt ở Địa Trung HảiLebanon và Israel gỡ bỏ rào cản khai thác khí đốt ở Địa Trung Hải
Romania bắt đầu khai thác khí đốt ở Biển ĐenRomania bắt đầu khai thác khí đốt ở Biển Đen
Romania sửa luật cho phép khai thác khí đốt ở Biển ĐenRomania sửa luật cho phép khai thác khí đốt ở Biển Đen

Nh.Thạch

AFP