Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

IEEFA: Cần ghi nhận thành tựu của EVN

19:00 | 29/07/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 29/7, Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA Việt Nam) công bố báo cáo ghi nhận những cải thiện đáng kể về biên lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh và lợi nhuận gộp trong năm 2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho dù phải đối mặt với nhiều thách thức do đại dịch COVID-19 mang lại.

IEEFA khẳng định thành công về tài chính của EVN có được chủ yếu do tập đoàn đã tăng sản lượng huy động từ thủy điện, một nguồn điện có chi phí thấp nhất trong cơ cấu nguồn điện đa dạng của Việt Nam.

IEEFA: Cần ghi nhận thành tựu của EVN
Việt Nam có hệ thống thủy điện lớn và đa dạng

Do tác động của đại dịch, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện năm 2020 rơi xuống mức thấp nhất trong một thập niên trở lại đây khi nhu cầu điện của các nhóm khách hàng như công nghiệp, du lịch, dịch vụ… suy giảm. Doanh thu bán hàng của tập đoàn đạt 403,3 nghìn tỷ đồng (17,4 tỷ USD), chỉ tăng nhẹ 2,2% so với mức trung bình 13,2%/năm trong giai đoạn 2015-2019. Sự tăng trưởng khiêm tốn này có nguyên nhân từ việc EVN không được phép tăng giá bán lẻ điện như các năm trước.

EVN thậm chí còn thực hiện 2 chương trình hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng với tổng số tiền 12,3 nghìn tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn trọng đại dịch.

Trong bối cảnh đó, EVN đã đưa ra những thay đổi trong cơ cấu nguồn điện nhằm tiết giảm chi phí. Nhờ tình hình thủy văn thuận lợi, sản lượng thủy điện huy động đã tăng 10,2% so với năm 2019, chiếm đến 30% sản lượng toàn hệ thống, theo IEEFA.

Huy động từ các nguồn năng lượng tái tạo khác như điện mặt trời cũng tăng mạnh (105.2%), dẫn đến việc giảm sản lượng các nguồn như nhiệt điện khí và các nhà máy nhiệt điện chạy dầu giá cao.

Trong năm 2020, nhiệt điện than vẫn là nguồn chủ đạo trong cơ cấu nguồn điện tại Việt Nam với mức huy động tăng nhẹ 2,5% so với năm 2019. Sự thay đổi trong cơ cấu nguồn điện đã góp phần giúp EVN cải thiện đáng kể biên lợi nhuận gộp của tập đoàn, tăng 600 điểm cơ bản so với mức suy giảm 2.800 điểm cơ bản trong năm trước đó.

IEEFA: Cần ghi nhận thành tựu của EVN
EVN vẫn còn khó khăn trong đầu tư truyền tải điện

IEEFA cho rằng cần ghi nhận những thành tựu của EVN trong việc vận hành hiệu quả nguồn điện giúp cải thiện tình hình tài chính của tập đoàn trong năm 2020. Tuy nhiên, IEEFA lưu ý rằng thành công của EVN chủ yếu bắt nguồn từ việc tăng sản lượng huy động từ thủy điện trong điều kiện thủy văn thuận lợi và qua đó, giảm được huy động các nguồn điện giá cao.

“Đây không phải là kết quả của một thay đổi có tính chiến lược và bền vững trong vận hành. Tuy là một diễn biến tích cực, nhưng không thể đảm bảo rằng EVN sẽ luôn gặp điều kiện thủy văn thuận lợi”, IEEFA đánh giá.

Tuy vậy, sự gia tăng sản lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo trong đó có thủy điện và điện mặt trời cùng với sự cắt giảm sản lượng một số nguồn sử dụng nhiên liệu hóa thạch như điện khí và điện chạy dầu “có hàm ý quan trọng đối với việc quy hoạch hệ thống điện Việt Nam cho tương lai”. Sự thống trị của các nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu điện quốc gia có thể sẽ thay đổi trong bối cảnh sản lượng từ các nhà máy năng lượng tái tạo đang gia tăng mạnh mẽ.

“Thay đổi này đòi hỏi phải đánh giá lại những giả định kinh tế đã và đang giúp định hình các đề xuất dự án nhiệt điện quy mô lớn mà EVN sẽ khó có thể huy động một cách linh hoạt trong tương lai”, IEEFA cho biết.

IEEFA cũng bày tỏ quan ngại về việc EVN có thể tiếp tục hạn chế đầu tư vào các dự án truyền tải điện, nhất là trong bối cảnh các nguồn điện tái tạo đang đối mặt với rủi ro cắt giảm công suất. Trong năm 2020, EVN tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chi phí vốn và sử dụng dòng tiền để thanh toán nợ. Tổng vốn vay của EVN tiếp tục giảm trong khi nhu cầu đầu tư các dự án nguồn điện đang gia tăng, dẫn đến khả năng vốn đầu tư cho truyền tải điện có thể bị hạn chế.

EVN hiện có một danh mục đầu tư gồm 10 nhà máy điện quy mô lớn, trong đó có các dự án thủy điện, nhiệt điện than và nhiệt điện khí, dự kiến khởi công trong giai đoạn 2021-2023. Tổng giá trị đầu tư các các dự án lên tới 9 tỷ USD, trong đó khoảng 25-30% sẽ được tài trợ bằng vốn tự có của EVN.

Thành Công

Quyết liệt giải pháp để đảm bảo tiến độ các dự án truyền tải điện giai đoạn 2021-2025 Quyết liệt giải pháp để đảm bảo tiến độ các dự án truyền tải điện giai đoạn 2021-2025
Đảm bảo cung cấp điện cho Hà Nội trong mọi tình huống Đảm bảo cung cấp điện cho Hà Nội trong mọi tình huống
Luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cấp điện cho các bệnh viện dã chiến mới Luôn sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cấp điện cho các bệnh viện dã chiến mới