Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

IEEFA: Các dự án điện khí LNG đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính

18:00 | 16/12/2021

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Phân tích điều tra của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) cho thấy chỉ có rất ít các dự án LNG có tính khả thi ở 7 quốc gia châu Á mới nổi.

Vừa qua, IEEFA phát đi báo cáo cho rằng ngành công nghiệp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã coi LNG là “nhiên liệu cầu nối” giá rẻ, đáng tin cậy để giúp các quốc gia giảm tiêu thụ than và chuyển đổi sang năng lượng tái tạo sạch hơn. Tuy nhiên, đối với nhiều nhà phát triển dự án và các quốc gia ở châu Á mới nổi, LNG có thể là "một cây cầu không bao giờ được xây dựng".

Phối cảnh Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng.
Phối cảnh Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng.

Các quốc gia châu Á mới nổi được nhiều người dự đoán là một trong những thị trường tăng trưởng lớn nhất về nhu cầu LNG toàn cầu, nhưng một phân tích chi tiết từng dự án và theo cấp quốc gia của IEEFA về 7 thị trường châu Á mới nổi cho thấy, chỉ có số ít các đề xuất cơ sở hạ tầng liên quan đến LNG là khả thi.

Phân tích cho thấy, các nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc, 62% công suất kho cảng nhập khẩu LNG đề xuất và 67% công suất nhiệt điện khí khó có thể được xây dựng do các khó khăn về thị trường tài chính, những khó khăn của chính các dự án và những quy định ở các quốc gia.

“Trong 2 năm qua, giá LNG giao ngay ở châu Á đã đạt mức thấp nhất mọi thời đại, sau đó là mức cao kỷ lục. Những biến động mạnh trong giá thành này đã chứng minh - có lẽ rõ ràng hơn bao giờ hết - những thách thức to lớn mà thị trường LNG có tính biến động cao, định giá bằng đô la Mỹ phải đối mặt tại hầu hết các thị trường năng lượng mới nổi ở châu Á”, đồng tác giả báo cáo Sam Reynolds cho biết.

Tuy nhiên, sự lạc quan của ngành công nghiệp LNG về các cơ hội cảm tính trong khu vực, đã tạo ra một hệ thống dự án LNG không thực tế ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

Đây là sự hứa hẹn quá mức và thực hiện dưới mức yêu cầu ở quy mô khu vực. Những hạn chế cơ bản của dự án, những quy định của quốc gia và thị trường tài chính ở châu Á mới nổi có khả năng làm giảm đáng kể việc triển khai các dự án LNG khả thi và ngăn cản sự tăng trưởng nhanh chóng, bền vững về nhu cầu LNG trong khu vực.

Báo cáo của IEEFA xem xét lộ trình đề xuất của các dự án điện năng sử dụng LNG trên cơ sở từng dự án ở 7 quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Campuchia, Myanmar, Pakistan và Bangladesh.

Sau khi so sánh đánh giá của các dự án khả thi với yêu cầu về rủi ro tín dụng trong lĩnh vực cho vay thương mại, IEEFA nhận thấy rằng 20% ​​danh mục đầu tư còn lại có thể cần phải đổi ngày chốt tài chính do các hạn chế về dung lượng thị trường cho vay, thêm vào đó là 6% trong tổng số dự án nhà máy điện khó có thể thực hiện được do không tìm được nguồn vốn.

Nhà máy điện Nhơn Trạch 2
Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 - dự án tiêu biểu về đầu tư và hoạt động hiệu quả của Petrovietnam.

“Việc cắt giảm các đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan đến LNG có thể sẽ tiếp tục diễn ra vì các dự án sẽ vẫn phải cạnh tranh nguồn vốn tài trợ dự án, yếu tố bị hạn chế nghiêm trọng bởi các giới hạn về cho vay của các ngân hàng với từng quốc gia, lĩnh vực và người vay vốn”, đồng tác giả báo cáo Grant Hauber cho biết.

Tổng cộng, theo nghiên cứu đối với từng nước, chỉ 38% công suất các kho cảng LNG và 33% công suất điện khí LNG đã công bố là có khả năng được xây dựng. Các dự án LNG còn lại sẽ vẫn phải đối mặt với các rủi ro thị trường, tài chính và quy định riêng của mỗi quốc gia.

Ông Hauber cho biết: “Bất chấp những hạn chế trong thị trường cho vay tài trợ dự án thương mại, các ngân hàng phát triển đa phương (MDB) và các tổ chức phát triển song phương (BDI) có thể không tham gia giải quyết vấn đề này.

MDB không có khả năng cung cấp hơn 25% yêu cầu cho vay cho mỗi dự án bởi những hạn chế về vai trò là bên xúc tác của họ, trong khi BDI thường chỉ hỗ trợ các nhà đầu tư và ngành công nghiệp trong nước của mình khi thâm nhập thị trường nước ngoài.

Cả MDB và BDI đều chịu áp lực đáng kể trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu về lượng phát thải carbon thấp hoặc không phát thải ròng. Theo thời gian, sẽ có ít tổ chức cho vay xuyên biên giới sẵn sàng hỗ trợ các dự án nhiên liệu hóa thạch hơn”.

Cùng với việc đánh giá khả năng tồn tại của các dự án sản xuất điện LNG trong khu vực, báo cáo cũng xem xét các rủi ro tài chính và kinh tế vĩ mô rộng hơn của việc ngày càng phụ thuộc vào LNG nhập khẩu.

Một số rủi ro này bao gồm: Sự biến động giá cả hàng hóa; sự biến động ngoại hối; biểu giá điện cao hơn cho người dùng cuối chuỗi cung ứng; gánh nặng trợ cấp của chính phủ cao hơn; nguồn tài chính cho các dự án nhiên liệu hoá thạch bị hạn chế; rủi ro tài sản mắc kẹt đối với các khoản đầu tư vào điện năng sử dụng LNG; phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu gây trở ngại cho sự thâm nhập của năng lượng tái tạo; nguồn cung cấp nhiên liệu mất an toàn; tăng trưởng đầu tư bền vững làm cho nguồn tài chính LNG dài hạn trở nên không đáng tin cậy.

phu-quoc-poc-mot-nam-vuot-kho
Dự án phát triển Mỏ khí tại Lô B Ô Môn..

Tác giả Sam Reynolds nhấn mạnh: “Các nhà hoạch định lĩnh vực năng lượng ở các quốc gia châu Á mới nổi phải đối mặt với vô số mục tiêu khó thực hiện, bao gồm an ninh năng lượng quốc gia, khả năng chi trả, khả năng tự cung tự cấp và tính bền vững môi trường. Thực tế là LNG không đóng góp vào bất kỳ mục tiêu nào trong số này, mặc dù ngành công nghiệp LNG khẳng định rằng khí đốt nhập khẩu là một giải pháp cuối cùng. Thị trường LNG toàn cầu có nhiều biến động và các dự án điện LNG sẽ phải đối mặt với một loạt rủi ro, trong đó có những hạn chế lớn về thị trường tài chính".

Có thể thấy rằng, các quốc gia muốn phát triển các nguồn năng lượng, đặc biệt là khí LNG thì cần phải xác định con đường có tài trợ bền vững, đáng tin cậy nhất để tăng trưởng cơ sở hạ tầng.

Tùng Dương

Điện khí chiếm 10,4% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống Điện khí chiếm 10,4% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống
Bản tin Năng lượng xanh: Bất chấp chương trình năng lượng xanh, Mỹ bổ sung công suất điện khí, trái ngược với EU Bản tin Năng lượng xanh: Bất chấp chương trình năng lượng xanh, Mỹ bổ sung công suất điện khí, trái ngược với EU
Điện than gặp khó, điện khí lên ngôi Điện than gặp khó, điện khí lên ngôi
Chuẩn bị khởi động dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh Chuẩn bị khởi động dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 88,000 ▲1000K 90,000 ▲1000K
AVPL/SJC HCM 88,000 ▲1000K 90,000 ▲1000K
AVPL/SJC ĐN 87,000 89,000
Nguyên liệu 9999 - HN 88,500 ▲600K 88,900 ▲600K
Nguyên liệu 999 - HN 88,500 ▲700K 88,800 ▲600K
AVPL/SJC Cần Thơ 88,000 ▲1000K 90,000 ▲1000K
Cập nhật: 30/10/2024 19:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 88.400 ▲600K 89.500 ▲600K
TPHCM - SJC 88.000 ▲1000K 90.000 ▲1000K
Hà Nội - PNJ 88.400 ▲600K 89.500 ▲600K
Hà Nội - SJC 88.000 ▲1000K 90.000 ▲1000K
Đà Nẵng - PNJ 88.400 ▲600K 89.500 ▲600K
Đà Nẵng - SJC 88.000 ▲1000K 90.000 ▲1000K
Miền Tây - PNJ 88.400 ▲600K 89.500 ▲600K
Miền Tây - SJC 88.000 ▲1000K 90.000 ▲1000K
Giá vàng nữ trang - PNJ 88.400 ▲600K 89.500 ▲600K
Giá vàng nữ trang - SJC 88.000 ▲1000K 90.000 ▲1000K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 88.400 ▲600K
Giá vàng nữ trang - SJC 88.000 ▲1000K 90.000 ▲1000K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 88.400 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 88.300 ▲600K 89.100 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 88.210 ▲600K 89.010 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 87.310 ▲590K 88.310 ▲590K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 81.220 ▲550K 81.720 ▲550K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 65.580 ▲450K 66.980 ▲450K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 59.340 ▲410K 60.740 ▲410K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 56.670 ▲390K 58.070 ▲390K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 53.100 ▲360K 54.500 ▲360K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 50.870 ▲350K 52.270 ▲350K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 35.820 ▲250K 37.220 ▲250K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 32.160 ▲220K 33.560 ▲220K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 28.150 ▲190K 29.550 ▲190K
Cập nhật: 30/10/2024 19:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 8,750 ▲60K 8,950 ▲60K
Trang sức 99.9 8,740 ▲60K 8,940 ▲60K
NL 99.99 8,800 ▲60K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 8,770 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 8,840 ▲60K 8,960 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 8,840 ▲60K 8,960 ▲60K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 8,840 ▲60K 8,960 ▲60K
Miếng SJC Thái Bình 8,800 ▲100K 9,000 ▲100K
Miếng SJC Nghệ An 8,800 ▲100K 9,000 ▲100K
Miếng SJC Hà Nội 8,800 ▲100K 9,000 ▲100K
Cập nhật: 30/10/2024 19:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,213.48 16,377.26 16,902.76
CAD 17,735.27 17,914.41 18,489.24
CHF 28,452.97 28,740.37 29,662.57
CNY 3,461.99 3,496.96 3,609.17
DKK - 3,609.29 3,747.53
EUR 26,725.01 26,994.96 28,190.55
GBP 32,101.56 32,425.82 33,466.28
HKD 3,173.12 3,205.17 3,308.01
INR - 300.17 312.17
JPY 159.53 161.15 168.81
KRW 15.90 17.66 19.16
KWD - 82,341.84 85,634.28
MYR - 5,718.46 5,843.22
NOK - 2,271.52 2,367.97
RUB - 247.82 274.35
SAR - 6,718.02 6,986.64
SEK - 2,332.77 2,431.83
SGD 18,641.67 18,829.97 19,434.18
THB 663.59 737.32 765.56
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 30/10/2024 19:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,140.00 25,155.00 25,455.00
EUR 26,862.00 26,970.00 28,055.00
GBP 32,329.00 32,459.00 33,406.00
HKD 3,193.00 3,206.00 3,308.00
CHF 28,642.00 28,757.00 29,601.00
JPY 161.34 161.99 168.93
AUD 16,311.00 16,377.00 16,860.00
SGD 18,790.00 18,865.00 19,380.00
THB 733.00 736.00 767.00
CAD 17,867.00 17,939.00 18,442.00
NZD 14,873.00 15,356.00
KRW 17.55 19.27
Cập nhật: 30/10/2024 19:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25122 25122 25458
AUD 16278 16378 16948
CAD 17821 17921 18477
CHF 28766 28796 29603
CNY 0 3515.1 0
CZK 0 1040 0
DKK 0 3670 0
EUR 26957 27057 27929
GBP 32362 32412 33530
HKD 0 3280 0
JPY 162.27 162.77 169.28
KHR 0 6.032 0
KRW 0 18 0
LAK 0 1.072 0
MYR 0 6027 0
NOK 0 2312 0
NZD 0 14941 0
PHP 0 415 0
SEK 0 2398 0
SGD 18733 18863 19594
THB 0 695.2 0
TWD 0 790 0
XAU 8800000 8800000 9000000
XBJ 8200000 8200000 8700000
Cập nhật: 30/10/2024 19:00