Hoạt động thể chất tốt cho sức khỏe như thế nào?
WHO đặt mục tiêu giảm 15% số người không hoạt động thể chất vào năm 2030 |
WHO tiếp tục khuyến cáo người Việt giảm tiêu thụ đồ uống có đường |
Trong khi đó, những người hoạt động thể chất sẽ cải thiện thể lực, cơ bắp và tuần hoàn, hô hấp; cải thiện chức năng của hệ xương; ít có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, ung thư (bao gồm cả ung thư đại tràng và ung thư vú) và trầm cảm; nguy cơ bị té ngã và gãy xương hông hoặc xương sống thấp hơn; và có nhiều khả năng duy trì trọng lượng. Hoạt động thể chất cũng là cơ sở để cân bằng năng lượng và kiểm soát cân nặng.
Hoạt động thể chất không bắt buộc là phải chơi thể thao, đây là bất kỳ chuyển động nào của cơ thể được tạo ra bởi các cơ xương và sử dụng năng lượng, bao gồm chơi thể thao, tập thể dục và các hoạt động khác như đi bộ, làm việc nhà, làm vườn, đạp xe, khiêu vũ…
Hoạt động thể chất sẽ cải thiện thể lực, cơ bắp, cải thiện chức năng của hệ xương |
Tuy nhiên, cường độ hoạt động thể chất cũng sẽ khác nhau giữa mọi người. Mức độ tập luyện tùy theo tình trạng sức khoẻ và độ tuổi.
WHO khuyến cáo số lượng hoạt động tối thiểu cho tất cả các nhóm tuổi để cải thiện sức khỏe. Những người không hoạt động nên bắt đầu với một lượng nhỏ hoạt động thể chất và dần dần tăng tần suất và cường độ theo thời gian.
Trẻ em trong độ tuổi 5–17 tuổi nên có ít nhất 60 phút hoạt động thể chất với cường độ vừa phải đến mạnh mẽ mỗi ngày. Hơn 60 phút hoạt động thể chất mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe ở độ tuổi này.
Người lớn từ 18–64 tuổi nên có ít nhất 150 phút hoạt động thể lực với cường độ vừa phải mỗi tuần, hoặc ít nhất 75 phút hoạt động mạnh mẽ trong suốt cả tuần, hoặc kết hợp với thời gian tương đương giữa hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải và mạnh mẽ. Để có lợi cho sức khỏe tim mạch, tất cả các hoạt động nên được thực hiện trong ít nhất 10 phút.
Các khuyến cáo chính cho người lớn và người cao tuổi là như nhau. Ngoài ra, người cao tuổi có khả năng di chuyển kém nên tập luyện các loại hình vận động để tăng cường sự cân bằng và ngăn ngừa té ngã ít nhất 3 ngày/tuần. Khi không thể thực hiện khối lượng hoạt động thể chất do điều kiện sức khỏe, cần vận động cơ thể theo khả năng và điều kiện cho phép.
Khuyến khích mọi người vận động nhiều hơn là một chiến lược của WHO để giảm gánh nặng về các bệnh không lây nhiễm, mục tiêu của chiến lược này là giảm 10% số người không hoạt động thể chất vào năm 2025.
M.P
-
Máy lọc nước nóng lạnh Karofi: Nâng tầm tiện nghi cho gia đình Việt
-
Người trẻ đua nhau làm việc tự do vào ban đêm: Năng động hay hại sức khỏe?
-
Khám bệnh và tặng quà gia đình chính sách tại Quảng Bình
-
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
-
Long Châu nỗ lực từng ngày để hoàn thiện, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ
- Tử vi ngày 25/10/2024: Tuổi Thìn phát huy tài lẻ, tuổi Thân tiến triển tích cực
- Tử vi ngày 24/10/2024: Tuổi Tý quý nhân che chở, tuổi Ngọ tài lộc rực rỡ
- Tử vi ngày 23/10/2024: Tuổi Dần phát huy tiềm năng, tuổi Dậu cơ hội phát triển
- Tử vi ngày 22/10/2024: Tuổi Tỵ cải thiện thu nhập, tuổi Tuất phát huy điểm mạnh
- Tử vi ngày 21/10/2024: Tuổi Sửu trải nghiệm mới mẻ, tuổi Hợi tinh thần lạc quan
- Tử vi ngày 20/10/2024: Tuổi Dần tính toán tài tình, tuổi Thân thận trọng lời nói
- Tử vi ngày 18/10/2024: Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Ngọ nắm bắt cơ hội
- Tử vi ngày 17/10/2024: Tuổi Tý công danh thăng tiến, tuổi Thìn rắc rối bất ngờ