Họa sĩ tranh cực thực hàng đầu Việt Nam qua đời
10 vẻ đẹp trường cửu của phái Đẹp trong lịch sử hội họa |
13 siêu phẩm hội họa Việt đắt giá nhất trên thị trường đấu giá quốc tế |
Tại sao lịch sử hội họa hiếm thấy những... nụ cười? |
Họa sĩ Đỗ Quang Em. |
Họa sĩ Đỗ Quang Em (1942 - 2021) sinh ra tại Ninh Thuận. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định năm 1965 và trở thành họa sĩ theo phong cách cực thực (hyperrealism). Năm 1966, ông tham gia thành lập Hội Họa sĩ trẻ tại Sài Gòn. Từ 1973 - 1974 ông tham gia giảng dạy hội họa tại Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định.
Họa sĩ Đỗ Quang Em với tài năng của mình đã tạo nên các tác phẩm hội họa cực thực đạt tới độ ám ảnh. Ông được xem là một trong các họa sĩ tranh cực thực hàng đầu Việt Nam, nổi tiếng với tác phẩm Ấm và tách trà, được phòng tranh Galerie La Vong ở Hong Kong bán với giá 50.000 USD vào năm 1995.
Tác phẩm "Bùa hộ mệnh" của họa sĩ Đỗ Quang Em. |
Trong sự nghiệp sáng tác mỹ thuật, ông đã có nhiều cuộc triển lãm chung và cá nhân: Tranh sơn dầu và lụa của bốn họa sĩ tại TP HCM (1991), New Space của các họa sĩ Việt Nam và Singapo (1993), 36 Tác phẩm mới tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (1994)…
Theo các nhà chuyên môn, tranh của họa sĩ Đỗ Quang Em thu hút sự quan tâm của giới sưu tập quốc tế bởi phòng cách điêu luyện, chú trọng về xếp đặt ánh sáng. Hai đề tài chính trong tranh của ông chủ yếu về chân dung người phụ nữ và những vật dụng đơn giản trong gia đình. Về đề tài người phụ nữ, nhân vật trong bức tranh luôn lấy từ hình tượng người bạn đời mà ông hết mực yêu thương.
Chân dung người bạn đời của họa sĩ Đỗ Quang Em. |
Nói về nghệ thuật trong tranh Đỗ Quang Em, nhà phê bình Nguyên Hưng từng nhận xét: "Bao trùm trong tranh Đỗ Quang Em là bóng tối. Nó như sự tĩnh lặng huyền mặc của một tâm thức định tĩnh. Những khoảng sáng trong tranh ông bao giờ cũng gợi lên cảm xúc nhiệm màu của sự hiện thân".
"Đỗ Quang Em không phải là người đầu tiên của Việt Nam vẽ theo khuynh hướng tả thực/cực thực, nhưng có lẽ thuộc vài người đầu tiên thành công nhất với khả năng này. Thành công ở đây là được nhiều đồng nghiệp nể trọng, được nhiều nhà phê bình và báo chí đề cao, được thị trường chào đón từ rất sớm. Quan trọng hơn, Đỗ Quang Em kiên định và vui với chọn lựa của mình" - nhà nghiên cứu mỹ thuật Lý Đợi cho hay.
Tác phẩm "Still Life/Botanic", 1972. |
Sinh thời, họa sĩ Đỗ Quang Em thường tâm sự, do ông có người cha làm nghề kinh doanh tiệm nhiếp ảnh nên ngành nghệ thuật này có sức ảnh hưởng lớn đến phong cách hội họa của ông.
Gia đình họa sĩ cho biết, ông đã trải qua thời gian khá dài chống chọi với chứng suy nhược cơ thể do tuổi cao, sức yếu. Sau quá trình điều trị và chăm sóc hết lòng của bác sĩ và người thân, ông đã ra đi thanh thản trong sự tiếc thương của gia đình, bạn bè thân hữu và giới họa sĩ cả nước.
Lâm Anh
-
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Đề xuất vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
-
Hơn 60 quốc gia tham gia Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 tại Hà Nội
-
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc tại Kon Tum
-
Phát triển thương hiệu quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa
-
[Chùm ảnh] Cận cảnh Tượng đài Chuyến tàu Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cà Mau