Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp - Nên hay không?

07:00 | 13/04/2019

Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đưa hộ kinh doanh vào điều chỉnh trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi đang là vấn đề gây tranh luận giữa các nhà quản lý, chuyên gia kinh tế, luật gia. Phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với các luật gia bên lề tọa đàm về nghiên cứu khung khổ pháp lý cho hộ kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp được tổ chức mới đây tại Hà Nội để đi tìm câu trả lời.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam: Chỉ nên khuyến khích, không nên bắt buộc

PV: Thưa bà, hiện có nhiều ý kiến khác nhau về việc xác định địa vị pháp lý của hộ kinh doanh (HKD) trong nền kinh tế. Dưới góc độ về thuế, bà nhận xét như thế nào về vấn đề này?

ho kinh doanh chuyen thanh doanh nghiep nen hay khong

Bà Nguyễn Thị Cúc: Về địa vị pháp lý, theo chúng tôi, những HKD hiện nay vẫn là đối tượng đang được quản lý thuế bình thường. Bởi pháp luật quy định, có doanh nghiệp kinh doanh, cá nhân kinh doanh và HKD. Hiện nay, HKD có đăng ký kinh doanh và cũng được cấp mã số thuế (hiện có 1,6 triệu HKD có mã số thuế). Tuy nhiên, trong thực tế, địa vị pháp lý giữa cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp khác nhau vì quy mô, hình thức khác nhau. Nhưng nói vậy không có nghĩa chỉ có doanh nghiệp mới có địa cứ pháp lý còn HKD, cá nhân kinh doanh thì không. Các luật thuế cũng điều chỉnh HKD, cá nhân kinh doanh.

PV: Vậy bà nhận định như thế nào về việc đưa HKD thành đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp?

Bà Nguyễn Thị Cúc: Theo tôi, việc quan trọng hơn là làm thế nào để tạo khuôn khổ pháp lý tốt nhất cho các HKD phát triển. Ví dụ, họ được tiếp cận với các chính sách, các nguồn tín dụng, được hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi về thuế, được tiếp cận, kết nối với thị trường quốc tế để tiêu thụ sản phẩm… Khi đã có những lợi thế nhất định, tự HKD sẽ chuyển đổi thành doanh nghiệp. Chỉ nên khuyến khích chứ không nên bắt buộc họ. Tôi nghĩ Nhà nước cần tạo cơ sở pháp lý cho các HKD phát triển để đạt mục tiêu từ 500 nghìn doanh nghiệp hiện nay lên 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Còn việc thành lập một doanh nghiệp, hoặc chuyển đổi HKD lên doanh nghiệp không những không thuận lợi mà lại khó khăn hơn thì HKD hay cá nhân kinh doanh sẽ không chuyển đổi. Điều cơ bản là chúng ta phải tạo thuận lợi và khuyến khích họ bằng những ưu đãi nếu chuyển đổi thành doanh nghiệp. Tôi được biết, Chính phủ đang trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết cho doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 15%, doanh nghiệp nhỏ là 17%, trong khi các doanh nghiệp khác là 20%, đây cũng là một chính sách ưu đãi, khuyến khích sự chuyển đổi.

Doanh nghiệp là pháp nhân. Còn cá nhân kinh doanh là thể nhân, kể cả HKD cũng là thể nhân. Chúng ta không thể dùng Luật Doanh nghiệp để điều chỉnh HKD hay cá nhân kinh doanh mà sẽ điều chỉnh ở phạm vi khác, không nhất thiết phải đưa vào Luật Doanh nghiệp.

Điều chúng tôi mong muốn là khi khuyến khích chuyển đổi thành doanh nghiệp thì phải tạo ra những ưu đãi hoặc lợi ích mà HKD nhận thấy rõ ràng. Ví dụ về thuế, bây giờ đã có quy định mới cho doanh nghiệp siêu nhỏ có thể sử dụng kế toán đơn, có thể không cần lập các báo cáo tài chính thuế… Đó là quy định rất mở cho doanh nghiệp và có thể khuyến khích HKD chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Trong trường hợp HKD không có điều kiện chuyển đổi lên doanh nghiệp thì bằng sức lực, trí tuệ, hoạt động kinh doanh, họ vẫn đóng góp cho nền kinh tế, cho xã hội.

PV: Như vậy, quan điểm của bà là không cần chính thức đưa HKD thành doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi?

Bà Nguyễn Thị Cúc: Đã gọi là Luật Doanh nghiệp rồi thì nên chỉ điều chỉnh doanh nghiệp. Doanh nghiệp là pháp nhân, còn cá nhân kinh doanh là thể nhân, kể cả HKD cũng là thể nhân, chúng ta không thể dùng Luật Doanh nghiệp để điều chỉnh HKD hay cá nhân kinh doanh mà sẽ điều chỉnh ở phạm vi khác, không nhất thiết phải đưa vào Luật Doanh nghiệp.

PV: Xin cảm ơn bà!

ho kinh doanh chuyen thanh doanh nghiep nen hay khong

Luật sư Lê Duy Bình - Công ty Economica Việt Nam: Tại sao HKD không chọn hình thức doanh nghiệp?

PV: Ông đánh giá như thế nào về việc chính thức hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ?

ho kinh doanh chuyen thanh doanh nghiep nen hay khong

Luật sư Lê Duy Bình: Chính thức hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ hiện tại là một vấn đề được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia thường có những chính sách và lộ trình khác nhau để bắt buộc hoặc khuyến khích các doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc doanh nghiệp hộ gia đình đăng ký chính thức. Thời gian qua, trong mọi nỗ lực nhằm thúc đẩy sự chính thức hóa của khu vực HKD, một trong những đề xuất đưa ra là đưa HKD thành doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp. Theo tôi, thoạt nghe đề xuất này có thể giải quyết được một vấn đề quan trọng vì xác định được địa vị pháp lý cho các HKD, một khu vực quan trọng đang đóng góp tới 30,5% GDP và tạo công ăn việc làm cho khoảng 8,7 triệu lao động trên cả nước. Tuy nhiên, đề xuất này gây khó khăn cho rất nhiều đối tượng, từ khi hình thành ý tưởng đến khi thực hiện trong đời sống xã hội.

PV: Cụ thể những khó khăn đó là gì, thưa ông?

Luật sư Lê Duy Bình: Theo tôi, khó khăn đầu tiên chính là cho Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi. Vì thách thức đầu tiên đặt ra đối với các thành viên Ban soạn thảo là thể hiện đề xuất này như thế nào trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi. Thực tế, chỉ thông qua việc ghi danh HKD, coi đó là một loại hình doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp sẽ không bảo đảm được địa vị pháp lý của họ. Loại hình doanh nghiệp phải dựa trên những khái niệm và cơ sở có tính khoa học về pháp lý đối với từng loại hình doanh nghiệp. Về bản chất, Luật Doanh nghiệp đã quy định một loại hình doanh nghiệp mà chính nó đã được thiết kế để thay thế cho hình thức HKD, đó là doanh nghiệp tư nhân. Nói cách khác, địa vị pháp lý dành cho HKD là đã có trong Luật Doanh nghiệp. Vậy quy định thêm một loại hình doanh nghiệp nữa là HKD thì sẽ là thách thức lớn đối với ban soạn thảo hoặc các nhà lập pháp để giải trình về sự khác biệt giữa hình thức doanh nghiệp tư nhân hiện tại với hình thức doanh nghiệp là HKD. Nếu không giải thích được rõ ràng việc quy định HKD là một loại hình doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi thì sẽ mang tính khiên cưỡng, không có cơ sở về khoa học pháp lý, không có tính thuyết phục và sẽ phá vỡ cấu trúc hiện tại của Luật Doanh nghiệp.

Câu hỏi chính xác đặt ra với Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi là “tại sao các chủ HKD đã không lựa chọn hình thức doanh nghiệp tư nhân khi đăng ký kinh doanh mà lại lựa chọn hình thức HKD?” chứ không phải câu hỏi “có đưa HKD vào Luật Doanh nghiệp hay không?”.

Luật Doanh nghiệp đã có quy định về hình thức doanh nghiệp tư nhân (bản chất là doanh nghiệp một chủ, doanh nghiệp cá thể). Thế nhưng, các chủ HKD đã không lựa chọn hình thức này mà chọn hình thức HKD. Câu hỏi chính xác đặt ra với Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi là “tại sao các chủ HKD đã không lựa chọn hình thức doanh nghiệp tư nhân khi đăng ký kinh doanh mà lại lựa chọn hình thức HKD?” chứ không phải câu hỏi “có đưa HKD vào Luật Doanh nghiệp hay không?”. Ban soạn thảo cũng cần đặt câu hỏi về các giải pháp chính sách khác: Để nâng cao tính chính thức, ngoài lựa chọn chuyển đổi thành doanh nghiệp còn có lựa chọn nào khác phù hợp hơn cho các HKD?

PV: Nếu chuyển đổi thành doanh nghiệp, theo ông, HKD sẽ gặp những khó khăn gì?

Luật sư Lê Duy Bình: Giả sử đề xuất chuyển đổi thành hiện thực, theo tôi, nếu không tính những HKD thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký thành doanh nghiệp (có doanh thu hơn 1 tỉ đồng/năm, có hơn 10 lao động, có hơn 2 địa điểm đăng ký kinh doanh..) thì có khoảng 5 triệu HKD đang hoạt động yên ổn sẽ phải đăng ký lại theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp sửa đổi, cũng có nghĩa các HKD sẽ phải mất hàng chục triệu ngày công lao động, với tổng lũy kế quãng đường phải đi lại hàng trăm triệu km, tiêu tốn hàng nghìn tỉ đồng chỉ cho việc đăng ký lại mà họ chưa thấy một lợi ích rõ ràng nào. Nếu tính các chi phí tuân thủ khác mà các HKD phải gánh chịu sau khi đăng ký kinh doanh, gánh nặng chi phí tuân thủ đối với toàn bộ khu vực HKD sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ là một con số khổng lồ và cũng sẽ là một thách thức vô cùng lớn đối với khu vực HKD, thậm chí sẽ đe dọa tới sinh kế của hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu cá nhân kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ vốn đang vật lộn mưu sinh với một hình thức khá thuận lợi là HKD của mình. Nói tóm lại, việc chuyển đổi này sẽ làm đảo lộn mọi hoạt động của các HKD mà trước mắt chưa nhìn thấy lợi ích đâu, chỉ thấy “hao tâm tổn sức”.

PV: Thưa ông, đó là những khó khăn “nhãn tiền” cho HKD. Còn với các cơ quan quản lý Nhà nước thì sao?

Luật sư Lê Duy Bình: Trao địa vị pháp lý cho HKD qua việc khẳng định HKD là một hình thức doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp sẽ đặt ra nhiều vấn đề cho các Bộ, ngành.

Bộ Tư pháp sẽ phải xem xét lại cách thức tiếp cận đối với HKD trong Bộ luật Dân sự. Ngân hàng Nhà nước cũng như nhiều bộ khác phải xem xét lại việc liệu có công nhận HKD là một chủ thể trong các giao dịch dân sự và trong các hợp đồng tín dụng hay không? Ngành thuế cũng phải xem lại toàn bộ cách thức tiếp cận từ trước tới nay về việc quy định mã số thuế đối với cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh. Sẽ có nhiều câu hỏi khó cho các cơ quan quản lý Nhà nước về quan điểm cũng như phương pháp tiếp cận đối với HKD khi HKD là một hình thức doanh nghiệp, được trao một địa vị pháp lý trong Luật Doanh nghiệp.

Các chuyên gia quốc tế sẽ phải thêm một lần bối rối về thuật ngữ doanh nghiệp tư nhân, vì phải hiểu rõ hơn về bản chất pháp lý của một loại hình doanh nghiệp mới mang tên HKD. Nếu HKD được đưa vào Luật Doanh nghiệp chắc chắn sẽ là “một phát minh” riêng của Việt Nam. “Phát minh” này sẽ rất khó để chúng ta giải thích cho các chuyên gia, những người nghiên cứu về môi trường kinh doanh và các doanh nghiệp quốc tế, từ đó càng làm khó hơn, khác biệt hơn với thông lệ quốc tế, với các nhà đầu tư, kinh doanh…

PV: Vậy theo ông nên có giải pháp như thế nào để chính thức hóa các HKD?

Luật sư Lê Duy Bình: Không nên yêu cầu HKD phải chuyển đổi thành doanh nghiệp, mà phải thừa nhận những hộ đã có đăng ký kinh doanh (1,6 triệu hộ) khi đạt đến quy mô nhất định sẽ là một loại hình doanh nghiệp. Còn với 3,4 triệu HKD còn lại chưa có đăng ký kinh doanh vì quy mô nhỏ, yêu cầu bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Tóm lại, HKD và doanh nghiệp dù khác nhau bao nhiêu thì vẫn đều phải có một đòi hỏi pháp lý xuất phát từ yêu cầu, tiêu chuẩn nền tảng hay một mặt bằng cơ sở chứ không thể HKD thì có một thước đo khác.

Cần thừa nhận rằng, trên thực tế có nhiều cá nhân không có nhu cầu thành lập công ty. Tại nhiều quốc gia, hình thức cá nhân kinh doanh rất phổ biến và phù hợp. Các cá nhân kinh doanh đều được đăng ký, có mã số thuế và chịu các quy định về thuế khi đạt một ngưỡng doanh thu nhất định. Ví dụ như ở Australia, cá nhân kinh doanh nếu doanh thu dưới 75.000 đôla Australia sẽ phải xin đăng ký mã số kinh doanh, sau đó sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân và được phép khấu trừ các chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Các nỗ lực nhằm chính thức hóa HKD của nước ta, theo tôi, cần khai thác thêm các hướng đi đó nhằm tạo nên những sự lựa chọn khác nhau cho các HKD thay vì chỉ có một con đường duy nhất là chuyển đổi thành doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.

PV: Xin cảm ơn ông!

Tú Anh

ho kinh doanh chuyen thanh doanh nghiep nen hay khongHộ sản xuất chuyển đổi lên doanh nghiệp có thể được miễn thuế 2 năm
ho kinh doanh chuyen thanh doanh nghiep nen hay khongDự thảo Luật sửa đổi Luật Doanh nghiệp: Cần chính thức hóa hàng triệu hộ kinh doanh
ho kinh doanh chuyen thanh doanh nghiep nen hay khongCác hộ kinh doanh cá thể thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn vay
ho kinh doanh chuyen thanh doanh nghiep nen hay khongHộ kinh doanh vẫn có thể vay vốn nhà băng