Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hình tượng Rồng và Hoàng đế Khải Định

12:12 | 13/02/2024

460 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Là lăng mộ cuối cùng của triều Nguyễn trên đất Huế, Lăng Khải Định có nét riêng về cảnh quan, kiến trúc, chứa đựng giá trị độc đáo, nhất là hình tượng rồng.
Hình tượng Rồng và Hoàng đế Khải Định
Trang trí hình rồng trong lăng (ảnh: Trịnh Sinh)

Con rồng là biểu tượng cho vương quyền. Trong nhiều triều đại quân chủ ở Việt Nam, chỉ có vua mới được ví với rồng - một linh vật. Vì thế, chỉ vua mới mặc áo Long bào, sập vua nghỉ ngơi cũng gọi là Long sàng… Hình tượng rồng đã gắn với vua trong hàng ngàn năm. Tuy nhiên, rồng lại là con vật hư cấu, chỉ xuất hiện trong truyền thuyết, thư tịch và trong tranh.

Hình tượng Rồng và Hoàng đế Khải Định
Hoàng Đế Khải Định mặc Long bào (ảnh tư liệu)

Rồng cũng thay đổi theo thời đại. Rồng thời Lý Trần có thân thon dài, uốn khúc hình sin. Rồng thời Trần cấu trúc thân mập mạp, khỏe khoắn. Rồng thời Lê có mũi to, đuôi cá, sừng hươu. Rồng thời Nguyễn có đuôi xoáy đặc trưng, thân thường chia hai khúc… Trong mỗi thời, rồng lại có sự biến ảo vô cùng, mỗi dạng hình tùy theo sự tưởng tượng của người nghệ sĩ, nghệ nhân sáng tạo…

Hoàng đế Khải Định là vị vua thứ 12 trong triều Nguyễn. Ông lên ngôi từ năm 1916 đến năm 1925. Đó là những năm chịu sự đô hộ của người Pháp, triều đình Nguyễn nhu nhược và ông cũng vậy. Nhưng về mặt mỹ thuật và kiến trúc, ông đã để lại một công trình to lớn, đó là lăng mộ được ông xây cho mình lúc còn tại thế khi mới 35 tuổi.

Lăng của ông được đặt tên là Ứng Lăng ở thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách Kinh thành Huế khoảng 8km về phía Nam. Địa thế lăng được chọn cẩn thận theo thuyết phong thủy: tựa lưng vào núi Châu Chữ, trước mặt có con suối Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “minh đường”, một quả đồi thấp đằng trước làm “tiền án”, hai núi chầu hai bên là núi Chóp Vung và núi Kim Sơn làm “Tả Thanh Long” và “Hữu Bạch Hổ”.

Hình tượng Rồng và Hoàng đế Khải Định
Tượng Khải Định dưới Bửu tán trong lăng

Lăng Khải Định khá đẹp, giao thoa hai phong cách mỹ thuật truyền thống và phương Tây bấy giờ, với phong cách trang trí “mosaic”, tức là ghép các mảnh sứ, sành, thủy tinh… để tạo hình. Đặc biệt, hình tượng rồng được coi là đề tài chủ đạo trong trang trí lăng. Có lẽ vị hoàng đế này vẫn còn ý thức được mình là vua của một nước trước sự lấn lướt của Tòa Khâm sứ đại diện cho thực dân Pháp ở Huế. Ông đã huy động khá nhiều tiền của để xây lăng, khiến cho dân chúng oán thán. Lịch sử rồi cũng phán xét vai trò làm vua của ông, nhưng cũng phải công nhận lăng Khải Định là lăng mộ cuối cùng của triều Nguyễn trên đất Huế và có cái đẹp độc đáo, nhất là hình tượng rồng. Hiện nay, đây chính là một trong những địa chỉ khá hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước mỗi khi đến thăm cố đô Huế mộng mơ.

Hình tượng Rồng và Hoàng đế Khải Định
Trang trí hình rồng trên trần của lăng

Để trang trí lăng theo phong cách mỹ thuật “mosaic”, vua Khải Định đã cất công tuyển chọn các tốp thợ giỏi nhất trong nước và được cai quản bởi một vị quan Tiền quân Đô thống phủ. Ông đã cho nhập khẩu từ Pháp các nguyên liệu xây dựng mới lúc đương thời như xi măng, sắt, thép, ngói và nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản các đồ sứ, thủy tinh màu, bên cạnh những đồ sứ đẹp của các lò gốm trong nước. Những đồ gốm sứ nguyên dạng được đập vỡ thành mảnh để ghép hình. Công trình lăng vì thế kéo dài cả đến sau khi ông mất, tức là việc xây lăng hoàn chỉnh phải mất tới 11 năm.

Nghệ thuật “mosaic” đã giúp cho lăng Khải Định có được vẻ lộng lẫy. Những tác phẩm trang trí thể hiện trong nội thất của cung Thiên Định - phần chính của lăng. Phía trước là điện Khải Thánh và phần mộ nhà vua, bên trên có tượng Khải Định. Cùng với đó là hàng trăm bức tranh ghép mảnh sứ, thủy tinh màu trang trí trong các ô hộc ở án thờ, thân cột, các bức tường.

Rồng là vật thiêng biểu tượng cho “Long mệnh” của Hoàng đế Khải Định được miêu tả theo nhiều góc độ: nhìn chính diện và nhìn ngang. Rồng có mắt to, mũi sư tử, hai sừng nhọn, có bờm, tai, râu dài, có 5 móng, thân uốn khúc, miệng há rộng đang ngậm ngọc hay ngậm chữ Vạn. Hình tượng rồng khá sinh động với cảnh đôi rồng đang chầu mặt trời, rồng đang phun nước đùa vui với cá. Đó là 2 bức tranh “Long Ngư hý thủy” trang trí hết sức sinh động trên án thờ. Có lẽ, án thờ là nơi trang trí hình ảnh rồng đẹp nhất. Trên mặt án thờ còn có 4 cặp rồng trang trí ở góc án… Án thờ ở vị trí giữa điện, có lẽ là đẹp nhất trong các án thờ của các hoàng đế nhà Nguyễn với hình tượng chủ đạo là rồng và chữ Vạn hàm ý cầu mong vua Khải Định có cuộc sống vĩnh hằng nơi cõi Phật.

Hình tượng Rồng và Hoàng đế Khải Định
Hình tượng Rồng và Hoàng đế Khải Định

Khu vực Chính tẩm là nơi có mộ hoàng đế ở dưới, bên trên có tượng ngài và tán che. Đáng lưu ý, trên bức tượng vua có tán che đầu với các đường uốn lượn mềm mại, mặc dù được làm từ bê tông, sắt thép. Các mô típ rồng được trang trí trên mặt chiếc tán này. Trên trần là hình tượng rồng đang ngậm chữ, bốn góc có hình tượng con dơi, hàm ý là chúc phúc cho nhà vua. Trong Chính tẩm còn có các hàng cột trang trí rồng trên thân cột. Tại Hậu tẩm thờ bài vị, có đến hàng trăm chữ Vạn giản thể, biểu tượng của nhà Phật được khảm bằng thủy tinh màu xanh.

Cũng cần phải nói thêm là nghệ thuật “mosaic” là một nghệ thuật ghép mảnh sành sứ có ảnh hưởng từ phương Tây. Trong tác phẩm “Phủ Biên tạp lục”, từ năm 1776, nhà bác học Lê Quý Đôn đã miêu tả xứ Thuận Hóa, có cách trang trí kiến trúc dinh thự ở đây: “Tường trong tường ngoài đều xây dày mấy thước, lấy vôi và mảnh sứ đắp thành hình rồng, phượng, lân, hổ, cỏ hoa”. Trong thời Huế trở thành Kinh đô, còn thấy các mảng ghép trên cổng Thế Miếu hay Thái Miếu. Vào thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, kỹ thuật trang trí ghép mảnh sành sứ đã được sử dụng, nhưng đến thời Tự Đức, kỹ thuật này mới phổ biến, ngay cả trang trí trong lăng Tự Đức cũng được trang trí mảnh sành có hình rồng với gam màu chủ đạo là nâu và vàng trên bờ nóc của mái, mảnh sứ men xanh trang trí hình long mã (đầu rồng, thân ngựa) ở tấm bình phong.

Tuy vậy, cho đến lăng Khải Định thì “mosaic” mới được đẩy lên đỉnh cao về mặt mỹ thuật trong kết hợp cả hai phong cách trang trí phương đông và phương tây, nhất là trong việc thể hiện hình tượng rồng một cách đầy sinh động, lộng lẫy.

Về mặt mỹ thuật và kiến trúc, vua Khải Định đã để lại một công trình to lớn, đó là lăng mộ được ông xây cho mình lúc còn tại thế khi mới 35 tuổi, với hình tượng rồng là chủ đạo.

GS.TS Trịnh Sinh

gn-ix.net

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps