Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Hệ thống lưới điện sẽ quá tải?

07:07 | 15/07/2013

Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện trên cả nước, đặc biệt khu vực miền Nam tăng cao, trong khi nhiều năm qua khu vực miền Nam không có thêm nguồn điện mới, khô hạn ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên vẫn đang diễn ra. Để miền Nam đủ điện sản xuất, đảm bảo sinh hoạt của nhân dân, trong những tháng vừa qua, các nhà máy điện trên cả nước đang chạy hết công suất, Tổng Công ty Truyền tải điện Việt Nam (EVN NPT) cũng liên tục truyền tải lượng điện ở mức đỉnh của hệ thống lưới điện.

Nỗ lực của EVN NPT

Trong công tác quản lý, vận hành hệ thống truyền tải điện hiện đang gặp nhiều khó khăn. Toàn bộ hệ thống đường dây truyền tải trải dài qua nhiều vùng trung du, miền núi nên việc quản lý, xử lý các sự cố trên đường dây mất rất nhiều thời gian, nguy hiểm. Song song là sự phát triển chưa đồng bộ giữa nguồn điện so với tốc độ phát triển lưới điện ở nước ta từ năm 2000 đến nay… Nhưng nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này do nhiều yếu tố khách quan. Cơ bản khó khăn nhất vẫn là vốn, những “điểm nghẽn” về giải phóng mặt bằng, những bất cập về phí truyền tải… đã trở thành lực cản đầu tư, nâng cấp lưới điện truyền tải (LĐTT). Trong khi đó, áp lực về truyền tải công suất cao mùa nắng nóng thì không ngừng tăng lên theo từng năm. Theo một số chuyên gia dự đoán, nếu không lập tức khắc phục, đầu tư LĐTT, trong vòng 10 năm tới LĐTT sẽ xảy ra tình trạng quá tải trên diện rộng.  

Công nhân truyền tải điện sửa chữa "nóng" trên đường dây cao áp

Tính đến hết tháng 6/2013, EVN NPT đã truyền tải an toàn gần 440 tỉ kW giờ điện, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt hơn 10%. Năm 2013, sản lượng điện truyền tải dự kiến đạt 114,16 tỉ kW giờ, tăng hơn 60% so năm 2008. Để đảm bảo điện cho mùa khô năm 2013, EVN NPT đã thực hiện nâng công suất nhiều trạm biến áp ở phía nam như TBA 500kV Phú Lâm bằng việc thay máy biến áp 450MVA lên thành 900MVA và cuối năm nay tiếp tục thay máy biến áp thứ 2 trạm Phú Lâm từ 450MVA lên 900MVA. Tiến hành lắp đặt máy biến áp thứ 3 của trạm 500kV Tân Định, lắp thêm 2 máy biến áp 450MVA của trạm 500kV Pleiku... Ngoài ra, tổng công ty đang tiến hành triển khai nâng dung lượng và giàn tụ bù dọc đường dây 500kV Hà Tĩnh - Phú Lâm. Đặc biệt, để nâng công suất truyền tải, trong tháng 8-2013 các giàn tụ trạm 500kV Di Linh, Pleiku, Đắk Nông. Toàn bộ các giàn tụ 500kV từ Hà Tĩnh đi vào TP HCM đều được nâng lên thành 2.000 ampe.

Hiện tại, lưới 500kV gồm 2 hệ thống đường dây, đó là đường dây 500kV mạch 1 và 500kV mạch 2. Trong thời gian sắp tới, sẽ đưa vào vận hành đường dây 500kV đoạn Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông để nâng khả năng truyền tải từ miền Bắc và miền Trung vào miền Nam. Theo kế hoạch, 6 tháng cuối năm EVN NPT sẽ đưa nhiều đoạn đường dây 500kV vào vận hành như: đường dây nhiệt điện Vĩnh Tân đi vào Sông Mây, Sông Mây - Tân Định, hoàn thiện nốt đường dây 500kV Ô Môn - Phú Lâm. Ngoài ra, trong quý IV/2013, EVN NPT sẽ xây dựng đường dây 500kV Duyên Hải - Mỹ Tho, đáp ứng truyền tải công suất từ Trung tâm Điện lực Duyên Hải đi Mỹ Tho. Khu vực các tỉnh phía bắc, EVN NPT triển khai các đường dây 500kV từ Quảng Ninh đi nhiệt điện Mông Dương, từ trạm Quảng Ninh đi Hiệp Hòa. Như vậy, toàn bộ lưới điện 500kV sẽ hoàn thiện khép kín xung quanh hai vùng tiêu thụ điện lớn và quan trọng nhất nước là thủ đô Hà Nội và TP HCM. EVN NPT mỗi năm đều giảm tỷ lệ tổn thất điện năng truyền tải từ 3,14% năm 2008 xuống còn 2,33% năm 2012, kế hoạch năm 2013 là 2,3%.

An toàn hệ thống lưới điện

Những tháng vừa qua, EVN NPT đã điều động cán bộ, công nhân viên làm việc, ứng trực 24/24 giờ. Toàn bộ hệ thống truyền tải điện cao áp 220-500kV hoạt động hết công suất. Theo thống kê của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, công suất truyền tải từ miền Bắc và Trung vào miền Nam trong các tháng đầu năm đạt mức xấp xỉ 2.300MW, sản lượng điện truyền tải hằng tháng từ 846 triệu kWh/tháng lên đến gần 1,267 tỉ kWh/tháng. Tổng sản lượng truyền tải vào miền Nam 5 tháng đầu năm lên đến 4,787 tỉ kWh, công suất và sản lượng truyền tải trên các đường dây 500kV luôn mức cao cho đến rất cao. Tình trạng sản xuất với cường độ cao như vậy đối với ngành truyền tải điện là đặc biệt nguy hiểm và căng thẳng. EVN NPT vừa phải đảm bảo ổn định, an toàn cho toàn bộ lưới điện lại cần các tổ cơ động sửa chữa sự cố trực tiếp (sửa nóng) “trực chiến” đường dây cao áp xuyên suốt chiều dài đất nước. Tính đến hết tháng 6/2013, chưa có một tai nạn nào đáng tiếc xảy ra đối với công nhân truyền tải đường dây.

Công nhân truyền tải điện Hà Nội nâng cấp, thay thế đường dây 220kV Hòa Bình - Chèm trước mùa nắng nóng

Kế hoạch năm 2013, tổng sản lượng điện truyền qua lưới 220kV và 500kV là 113 tỉ kWh, trong đó mùa khô chiếm khoảng 64 tỉ kWh. Theo đánh giá của EVN NPT, từ năm 2013 đến 2015, nguồn điện ở phía bắc tương đối ổn định, khu vực miền Trung, miền Nam có rất ít nguồn điện mới đi vào vận hành, nên tình hình truyền tải sẽ rất căng thẳng đối với hệ thống đường dây 500kV.

Đánh giá tình trạng truyền tải điện, ông Phạm Lê Phú - Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 thẳng thắn thừa nhận: “Lưới điện thuộc khu vực của công ty quản lý nhiều chỗ đầy tải và quá tải, đặc biệt là khu vực Hà Nội. Tại đây, gần 10 năm qua mới có 1 trạm biến áp 220kV Vân Trì được đóng điện. Trong khi nhu cầu sử dụng điện ở khu vực Hà Nội và các vùng khác những năm vừa qua phát triển ở mức trên 10%, đồng nghĩa chỉ sau 5-7 năm là nhu cầu tăng gấp đôi. Đây chính là nguyên nhân làm cho hệ thống lưới điện luôn trong tình trạng đầy tải và quá tải. Một số đường dây chúng tôi đăng ký sửa chữa 3 năm nay nhưng vẫn chưa được đồng ý bởi nhu cầu truyền tải điện là quá lớn”.

Có thể nói, với sự chuẩn bị kỹ càng và những nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên EVN NPT hướng tới mục tiêu đảm bảo truyền tải điện một cách an toàn, hệ thống lưới điện quốc gia được thông suốt. Đến năm 2020, EVN NPT phấn đấu đạt tiêu chuẩn độ tin cậy N-1 đối với toàn hệ thống LÐTT và N-2 ở các khu vực quan trọng, sản lượng ở mức 265-275 tỉ kW giờ/năm, tỷ lệ tổn thất điện năng truyền tải dưới 2%, tỷ lệ số TBA không người trực là 75%... Quan trọng nhất là trang bị các hệ thống giám sát, định vị sự cố, cảnh báo sự cố trực tuyến cho các máy biến áp, đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống có sự tham gia của nhà máy điện hạt nhân.

Kể từ năm 2014, để đáp ứng nhu cầu truyền tải điện, EVN NPT sẽ phải đầu tư các công trình LÐTT trung bình hơn 17 nghìn tỉ đồng/năm...

EVN NPT đang quản lý vận hành hơn 16.591km đường dây, trong đó có 4.841km đường dây 500kV, 11.750km đường dây 220kV, 96 trạm biến áp (TBA) gồm 18 TBA 500kV, 75 TBA 220kV với tổng dung lượng 45.696 MVA.

Tính đến hết tháng 6/2013, EVN NPT đã truyền tải an toàn gần 440 tỉ kW giờ điện, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt hơn 10%. Năm 2013, sản lượng điện truyền tải dự kiến đạt 114,16 tỉ kW giờ.


Thành Công